Se lanh, dệt vải ở bản Cát Cát

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống gắn liền với đời sống đồng bào dân tộc vùng núi Tây Bắc và trở thành nét đặc trưng văn hóa riêng. Hầu hết những hộ dân tộc đều biết dệt thổ cẩm, nhưng tập trung nhiều nhất ở bản Cát Cát, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Ðến với bản Cát Cát, ấn tượng đầu tiên là hình ảnh những người phụ nữ Mông say sưa tách, nối, se lanh, vẽ, thêu, dệt thổ cẩm bằng phương pháp thủ công truyền thống. Ðể tạo ra sản phẩm cần phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, các họa tiết trên vải được thêu bằng tay rất khéo léo. Nếu không tận mắt chứng kiến thì người tiêu dùng không tin sản phẩm độc đáo này được tạo ra bằng hình thức thủ công. Mỗi hoa văn trên thổ cẩm đều mang ý nghĩa riêng, phản ánh tập tục sinh hoạt và đời sống tinh thần của đồng bào nơi này. Nếu miền Nam dùng vỏ cây bố để kết thành dây dệt chiếu thì người dân tộc chọn nguyên liệu là vỏ cây lanh, cây gai để se sợi tạo nên sản phẩm.

Khi công đoạn nối và se sợi bằng tay xong, phụ nữ Mông sẽ lắp sợi vào guồng se trước khi cho vào guồng thu sợi.

Khi công đoạn nối và se sợi bằng tay xong, phụ nữ Mông sẽ lắp sợi vào guồng se trước khi cho vào guồng thu sợi.

Khung dệt thô sơ nhưng qua bàn tay khéo léo của phụ nữ Mông đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm độc đáo.

Khung dệt thô sơ nhưng qua bàn tay khéo léo của phụ nữ Mông đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm độc đáo.

Nghệ nhân dân tộc Mông vẽ hoa văn bằng sáp ong lên vải.

Nghệ nhân dân tộc Mông vẽ hoa văn bằng sáp ong lên vải.

Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu và bán cho du khách tại khắp các cửa hàng ở bản Cát Cát.

Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu và bán cho du khách tại khắp các cửa hàng ở bản Cát Cát.

Chính nhờ sự khác biệt đó đã thu hút nhiều du khách đến tham quan du lịch và được mặc, được chiêm ngưỡng những trang phục truyền thống nơi đây, cũng như chứng kiến những công đoạn tạo ra sản phẩm mang đậm nét đặc trưng của vùng rừng núi này./.

Kim Cương - Mỹ Linh

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/se-lanh-det-vai-o-ban-cat-cat-a28654.html