Đôi chân khuyết tật khiến việc đi lại khó khăn nhưng không vì thế mà chị H Yar Kbuôr (buôn Kla, xã Drai Sáp, Krông Ana, Đắk Lắk) chịu buông xuôi, chấp nhận số phận. Thay vào đó, chị đã nỗ lực vươn lên, tích cực làm kinh tế, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.
'Festival Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa' với chủ đề 'Sa Pa - Thổ cẩm miền sương mây' vừa diễn ra tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), NTK Vũ Thảo Giang một lần nữa làm công chúng bất ngờ về bộ sưu tập áo dài thổ cẩm đặc biệt.
Tại 'Festival Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa' vừa diễn ra tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã đem đến bộ sưu tập áo dài thổ cẩm mang những màu sắc văn hóa đặc biệt của dân tộc Tày, dân tộc của cô.
Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.
Ngày 9-11, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức 'Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch' tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai)
Tỉnh An Giang có 29 làng nghề truyền thống nhưng theo thời gian, một số làng nghề đang mai một dần. Trong đó, nghề tơ lụa Tân Châu có nguy cơ biến mất bởi số lượng chỉ còn lác đác...
Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào.
Trang phục và thổ cẩm của người Tày không chỉ mang giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và tâm hồn dân tộc qua từng hoa văn, màu sắc đặc trưng. Bà Hoàng Thị Lợi, sinh năm 1951, một trong những người con dân tộc Tày ở thôn Trung, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đang hàng ngày nối dài những giá trị văn hóa đó cho tương lai.
Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chương trình trải nghiệm văn hóa Chăm tại TP. Phan Thiết đang diễn ra tại khu du lịch Mũi Né từ ngày 2/11 đến 15/12, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham quan, thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài nước khi đến Bình Thuận. Ngoài triển lãm hiện vật, biểu diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm còn có bữa tiệc Buffet Chăm đầy sắc màu và hương vị, thu hút khá đông du khách.
Dù sức khỏe hạn chế do mang trong mình các vết thương chiến tranh và tuổi đã cao, nhưng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông Vũ Văn Xuyến (thôn Hưng Đạo Tây, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) luôn cố gắng làm những việc có ích cho cộng đồng, quê hương, đặc biệt là quan tâm chăm lo cho những người yếu thế. Ông là tấm gương sáng về ý chí vượt khó và lòng nhân ái của người lính Cụ Hồ.
Nét đẹp văn hóa dệt thổ cẩm của người Bahnar và những nỗ lực bảo tồn di sản truyền thống.
Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như 'linh hồn' của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.
Khi đến thăm làng Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, du khách không chỉ được khám phá các công trình kiến trúc độc đáo, thưởng thức ẩm thực đặc trưng, mà còn có cơ hội tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống lâu đời của đồng bào nơi đây.
Không chỉ góp phần gìn giữ nghề truyền thống, dệt thổ cẩm hiện đang giúp nhiều chị em ở xã vùng sâu Đưng Knớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có thêm thu nhập những lúc nông nhàn; đồng thời mở ra triển vọng hình thành làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.
Quanh năm ngày tháng, thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vang rền tiếng lách cách thoi đưa của những khung dệt. Đây là địa chỉ quen thuộc của nghề dệt truyền thống từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng. Có biết bao thế hệ người Dao nơi đây vẫn luôn gìn giữ và bảo tồn, lan tỏa tình yêu với nghề truyền thống của cha ông, để nó không mai một theo thời gian.
Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo tại thôn 1, xã Bình Minh (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) được xây dựng từ năm 2011 đã trở thành nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc S'tiêng.
Có thể nói, thổ cẩm ra đời cùng lúc với lịch sử của từng dân tộc thiểu số tại Việt Nam hàng nghìn năm. Vượt những biến cố, thăng trầm, đến nay, nghề se lanh, làm thổ cẩm vẫn được các tộc người thiểu số tại Lào Cai gìn giữ như báu vật thiêng liêng của dân tộc mình. Không chỉ gắn với thuần phong mỹ tục, đằng sau tấm vải thổ cẩm là một câu chuyện, hành trình và mang nét đặc trưng chỉ có ở vùng cao.
Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 100 chị em phụ nữ ở địa phương. Đồng thời góp phần quảng bá thương hiệu đặc sản địa phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Nép mình bên dòng sông hiền hòa, quán cà-phê Bêing Karon (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) thu hút sự chú ý bởi lối thiết kế mộc mạc, giản dị với không gian thoáng đãng, yên bình, mát mẻ. Quán cà-phê thật sự là cái tên không thể bỏ lỡ khi đến với làng Chăm Châu Phong, bởi thực chất đây là quán cà-phê kết hợp với mô hình nhà hàng, du lịch trải nghiệm với view cực 'chill'.
Phong trào văn hóa, văn nghệ ở phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La những năm qua diễn ra sôi nổi, đa dạng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần tạo sự gắn kết cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Các mô hình du lịch cộng đồng tại Kon Tum đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người dân ổn định kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Tổ đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng tại Gia Lai là hướng đi hiệu quả giúp người dân cải thiện cuộc sống song song với quá trình bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc.
Từ lâu, những sản phẩm chiếu dệt truyền thống như chiếu hoa, chiếu trơn, chiếu in của huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng. Trải qua bao thăng trầm, nhiều người dân nơi đây vẫn gắn bó, lưu giữ nghề mà cha ông truyền lại.
Việc bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm không chỉ dừng lại ở sự tâm huyết của cá nhân, chủ thể mà trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) đã nỗ lực mở ra hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của người M'nông R'lăm.
Trong tour trải nghiệm du lịch cộng đồng tại làng A Roàng 2 (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế), du khách có dịp mục sở thị các công đoạn của nghề dệt Dèng (loại vải dệt theo phương thức thủ công của người dân tộc Tà Ôi) – nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cách đây 8 năm.
Đồng bào Chăm ở An Giang hiện có khoảng 13.000 người (chiếm 0,67% dân số toàn tỉnh); sống tập trung các xã đầu nguồn ven sông Hậu thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú,... Điều đáng quý là đồng bào Chăm nơi đây vẫn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Jrai và Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum là vấn đề cấp thiết hiện nay. Hiểu được vấn đề này, nhiều chị em, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây đang tích cực phát huy nghề truyền thống để phát triển kinh tế cũng như gìn giữ bản sắc văn hóa.
Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với 'nghề' nuôi người học.
Ninh Thuận là vùng đất có nhiều dân tộc từ nơi khác tới định cư trong nhiều giai đoạn khác nhau. Các dân tộc trong quá trình sinh sống ở mảnh đất này đã hình thành và phát triển nhiều ngành nghề thủ công như: Dệt thổ cẩm, gốm nung, đan võng, chiếu cói... Có những nghề nay vẫn duy trì phát triển và trở thành làng nghề truyền thống, trong đó tiêu biểu là làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người Chăm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
Dành trọn tâm huyết vào nghề thổ cẩm truyền thống của bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; chị Vì Thị Thuận không chỉ tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương, mà còn xây dựng được mái ấm giúp người khuyết tật, phụ nữ yếu thế ổn định cuộc sống.
Trở lại bản Nhài, xã Sơn Điện (Quan Sơn) trong những ngày cuối tháng 8, đi trên con đường nội bản được bê tông kiên cố, sạch sẽ, hai bên là những ngôi nhà được xây dựng khang trang, kiên cố, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt... chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự 'thay da, đổi thịt' trên vùng đất khó sau hơn 3 năm được công nhận bản NTM kiểu mẫu.
Không chỉ là cái nôi của loại hình nghệ thuật trống đôi, cồng ba, chiêng năm đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thôn Xí Thoại (xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân), thôn văn hóa miền núi đầu tiên của tỉnh này còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm truyền thống đặc trưng của người dân tộc Ba Na Phú Yên. Sau một thời gian tưởng chừng mai một, nhờ chính sách khuyến khích bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và sự hỗ trợ của tỉnh và các sở ngành liên quan, nghề truyền thống này đã dần được khôi phục và trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của huyện miền núi Đồng Xuân, hướng đến mục tiêu 'vươn mình' ra thị trường thế giới.
Hình ảnh Đà Nẵng xưa qua lát cắt về những gánh hàng rong và tiếng rao trong triển lãm Rong Rao đặc biệt thu hút giới trẻ. Đây là nỗ lực của những bạn trẻ Đà Nẵng tui – một dự án chuyên kể chuyện văn hóa bằng nghệ thuật và công nghệ dành cho người trẻ.
Dệt thổ cẩm là nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của người S'tiêng Bình Phước bao đời nay. Nghề dệt thổ cẩm được duy trì và phát triển trong cộng đồng người S'tiêng, thế hệ đi trước truyền dạy cho thế hệ sau và lưu giữ cho đến ngày nay.
Sinh ra đã bị tật nguyền, chị Đinh Thị Hme (46 tuổi, làng Tờ Mật, xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phải gánh chịu bao thiệt thòi của số phận. Song với nghị lực phi thường cùng đôi bàn tay tài hoa, chị trở thành một trong những nghệ nhân của làng khi dệt nên những thước thổ cẩm tinh xảo.
Từ khi nghề dệt thổ cẩm đồng bào Chăm xã Châu Phong được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tour du lịch (DL) làng Chăm, tìm hiểu đời sống văn hóa cộng đồng, thưởng thức ẩm thực và thăm cơ sở dệt thổ cẩm đã trở thành sản phẩm DL đặc sắc của các công ty lữ hành trong và ngoài nước.
Tại thị trấn Naga Oun ở thành phố Beheira, Ai Cập, nhiều người dân đang nuôi tằm lấy tơ tại nhà để chế tác những tấm thảm thủ công có giá trị lớn. Dự án nuôi tằm của thị trấn đã tạo động lực kinh tế cho nhiều gia đình trong khu vực, đồng thời đem lại cơ hội việc làm cho nhiều phụ nữ tại đây.
Ngày 19/7, tại xã Lộc Bắc, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng phối hợp cùng UBND huyện Bảo Lâm tổ chức khai mạc lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mạ với sự tham dự của ông Trần Thanh Hoài - Phó Giám đốc Sở, ông K'Lình - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, ông Trịnh Văn Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo các phòng, ban của huyện, lãnh đạo xã Lộc Bắc cùng các nghệ nhân, 30 học viên của lớp truyền dạy.
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, người S'tiêng nói riêng. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt thổ cẩm đang dần mai một, nhiều phụ nữ S'tiêng ở Bình Phước không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, bằng tình yêu văn hóa dân tộc, nhiều năm qua, bà Thị Chanh ở ấp 4, xã An Khương, huyện Hớn Quản luôn tìm cách để nghề dệt thổ cẩm được bảo tồn và phát huy.