Sốc nặng vì thứ 'hiện đại' trong hang động 320.000 tuổi

Nguồn gốc của những bộ quần áo mặc ngày nay có thể đã bắt nguồn từ thứ đáng kinh ngạc vừa được khai quật ở Đức, có thể không phải của tổ tiên Homo sapiens chúng ta mà của một loài người cổ xưa hơn, đã tuyệt chủng.

Theo Sci-News, đó là những chiếc xương chân gấu từ các hang động ở di chỉ Middle Pleistocen (Schöningen, Lower Saxony - Đức) mang vết cắt không thể lầm lẫn cho quá trình lột da cẩn thận, cho thấy rất có thể từ 320.000 năm trước, các loài thuộc chi Người đã biết lấy da gấu, xử lý chúng để làm quần áo.

Cận cảnh phần xương chân gấu với vết cắt lột da gần như "không thể chối cãi" - Ảnh: Volker Minkus.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Ivo Verheijen, từ Trung tâm Tiến hóa Con người và Môi trường Cổ Senckenberg tại Đại học Tübingen và Bảo tàng Forschungsmuseum Schöningen (Đức) cho biết: "Các vết cắt trên xương thường được giải thích trong khảo cổ học như một dấu hiệu cho thấy việc sử dụng thịt. Nhưng xương chi thì khó mà lấy được thịt. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ có thể cho rằng những vết cắt tinh xảo và chính xác như vậy là do việc lột da cẩn thận"

Các vết cắt rất mỏng được tìm thấy trên các mẫu vật cho thấy quá trình giết mổ tinh vi và cho thấy sự tương đồng trong mô hình giết thịt với gấu từ các địa điểm thời kỳ đồ đá cũ khác trong khu vực, cho thấy do cùng một cộng đồng tạo ra, sử dụng cùng loại công nghệ.

Điều này cho thấy rất có thể từ hơn 300.000 năm trước, người cổ đại ở Bắc Âu đã có thể sống sót qua mùa đông một phần nhờ vào lớp da gấu ấm áp, như cách chúng ta vẫn dùng áo lông ngày nay.

Việc lấy da và xử lý da ở niên đại đó là một phát hiện gây sốc, bởi giới khảo cổ từng tin rằng quần áo là một phát minh gần đây hơn rất nhiều.

Chưa kể, điều đó cho thấy một tổ chức xã hội gây kinh ngạc, nơi người dân có thể đã săn gấu và xử lý từng phần cơ thể của con vật một cách có chủ đích từ đầu. Kỹ thuật xử lý da cũng đòi hỏi hiểu biết và mức độ tiến hóa cao của con người. Da gấu phải được loại bỏ cẩn thận bằng công cụ phù hợp sau khi con vật chết đi thì mới làm quần áo được.

DÀNH CHO BẠN ĐỌC VIP

Dự báo "nóng": Trung Quốc mở cửa, Nga trả đũa giá dầu và những tác động

Bức tượng kỳ bí ẩn chứa nhiều nỗi oan khiên

Pele: Từ cậu bé đánh giày đến vị vua bóng đá

"Nghĩa địa" cổ vật dưới biển Quảng Ngãi: Những bí mật ẩn chứa

"Những lời ruột gan" của các bị cáo trong đại án Công ty Alibaba

Dự báo “nóng”: Trung Quốc ồ ạt gom vàng, Việt Nam “chê” kim loại quý

Tăng ngân sách quốc phòng: Cuộc đua nóng bỏng

Có một "nghĩa địa" cổ vật dưới biển Quảng Ngãi

Dự báo “nóng”: Lãi suất thế giới chao đảo, Việt Nam ngược dòng, vì sao?

Toàn cảnh vụ "vụt gậy sượt nón" khiến nữ nhân viên sân golf nhập viện

Chiếc ấn truyền quốc triều Nguyễn: "... ngôi báu trời cho..."!

Dự báo “nóng”: Làn sóng sa thải người lao động khắp nơi và hệ lụy

7 nhóm vấn đề "nóng" để TP HCM tiến về phía trước

Dự báo “nóng”: Trung Quốc chật vật giải cứu bất động sản, Việt Nam thì sao?

Chuyện nhuốm màu huyền bí về bảo vật "ẩn thân" dưới biển Đồ Sơn

Giáo sư Nicholas Conard, tác giả chính của nghiên cứu tại Trung tâm Tiến hóa con người và môi trường cổ Senckenberg thuộc Viện Khoa học Khảo cổ học và Khoa Sinh thái học tiền sử và Đệ Tứ của Đại học Tübingen nhận định đây là một phát hiện "mở ra viễn cảnh mới".

Một chi tiết đáng quan tâm nhưng chưa thể được giải đáp ngay, đó là ai đã tạo ra những bộ quần áo da và lông động vật đầu tiên này.

Homo sapiens - tức loài người tinh khôn chúng ta - được cho là ra đời khoảng 300.000 năm trước. Vì vậy, loài người nào đã làm ra những bộ quần áo cổ đại này là một ẩn số thú vị. Nếu là Homo sapiens, phát hiện có thể đẩy lùi mốc lịch sử mà loài chúng ta ra đời. Nếu là một loài người khác, rõ ràng họ đã tiến hóa ở một mức mà các nhà khoa học không thể tưởng tượng trước đây.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Human Evolution.

Theo Anh Thư/ NLĐ

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/soc-nang-vi-thu-hien-dai-trong-hang-dong-320000-tuoi-1793221.html