Su-25 của Nga và A-10 của Mỹ: Đâu mới là 'xe tăng bay' thực sự?

Thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã tạo ra nhiều loại vũ khí tối tân và chúng đã trở thành những đối thủ của nhau trên khắp các chiến trường.

 Sukhoi Su-25 của Nga và A-10 Thunderbolt II của Mỹ đều được mệnh danh là "xe tăng bay" trên bầu trời, là đối thủ của nhau trong nhiệm vụ yểm trợ trên không cho các đơn vị chiến đấu trên bộ.

Sukhoi Su-25 của Nga và A-10 Thunderbolt II của Mỹ đều được mệnh danh là "xe tăng bay" trên bầu trời, là đối thủ của nhau trong nhiệm vụ yểm trợ trên không cho các đơn vị chiến đấu trên bộ.

Đây là biểu tượng của hai nền quân sự hàng đầu thế giới, máy bay được trang bị lớp giáp tối tân, khả năng tấn công và ném bom tầm thấp, hỗ trợ bộ binh tấn công lực lượng mặt đất của đối phương.

Đây là biểu tượng của hai nền quân sự hàng đầu thế giới, máy bay được trang bị lớp giáp tối tân, khả năng tấn công và ném bom tầm thấp, hỗ trợ bộ binh tấn công lực lượng mặt đất của đối phương.

Máy bay A-10 Thunderbolt II của Mỹ ra đời sau khi quân đội Mỹ rút kinh nghiệm từ chiến trường Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1972, quân đội Mỹ nhận thấy sự cần thiết của loại máy bay chuyên dụng cho mục đích tấn công mặt đất.

Máy bay A-10 Thunderbolt II của Mỹ ra đời sau khi quân đội Mỹ rút kinh nghiệm từ chiến trường Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1972, quân đội Mỹ nhận thấy sự cần thiết của loại máy bay chuyên dụng cho mục đích tấn công mặt đất.

Vào thời điểm đó, không quân Mỹ có ba lựa chọn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất là F-4 Phantom, F-111 và A-1 Skyraider. Nhưng những chiếc máy bay này, đều không thích hợp được với yêu cầu đặt ra.

Vào thời điểm đó, không quân Mỹ có ba lựa chọn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất là F-4 Phantom, F-111 và A-1 Skyraider. Nhưng những chiếc máy bay này, đều không thích hợp được với yêu cầu đặt ra.

A-10 Thunderbolt II ra đời nhằm bù đắp lỗ hổng trong tác chiến không đối đất của không quân Mỹ, khắc phục hoàn toàn điểm yếu của F-4, F-111 khi tham gia tấn công mặt đất.

A-10 Thunderbolt II ra đời nhằm bù đắp lỗ hổng trong tác chiến không đối đất của không quân Mỹ, khắc phục hoàn toàn điểm yếu của F-4, F-111 khi tham gia tấn công mặt đất.

Trong khí đó, người Nga bắt đầu sản xuất Su-25 vào năm 1978. Sự ra đời của Su-25 gần giống với A-10. Không quân Liên Xô nhận thấy sự cần thiết phải có một loại máy bay độ cao thấp, có khả năng sống sót cao để bổ sung vào đội máy bay cường kích của mình.

Trong khí đó, người Nga bắt đầu sản xuất Su-25 vào năm 1978. Sự ra đời của Su-25 gần giống với A-10. Không quân Liên Xô nhận thấy sự cần thiết phải có một loại máy bay độ cao thấp, có khả năng sống sót cao để bổ sung vào đội máy bay cường kích của mình.

Trước Su-25, các máy bay Su-17, Su-22, MiG-23BN và MiG-27 chỉ có một động cơ duy nhất và không có giáp bảo vệ. Kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan cho thấy, những chiếc máy bay này rất dễ bị hỏa lực mặt đất bắn hạ. Vì vậy, một chiếc máy bay có giáp bảo vệ và 2 động cơ là cần thiết để cải thiện khả năng sống sót.

Trước Su-25, các máy bay Su-17, Su-22, MiG-23BN và MiG-27 chỉ có một động cơ duy nhất và không có giáp bảo vệ. Kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan cho thấy, những chiếc máy bay này rất dễ bị hỏa lực mặt đất bắn hạ. Vì vậy, một chiếc máy bay có giáp bảo vệ và 2 động cơ là cần thiết để cải thiện khả năng sống sót.

Về thiết kế, Su-25 nhỏ và gọn gàng hơn A-10, trọng lượng cất cánh lần lượt là 19,3 tấn và 22,7 tấn. Được đánh giá là có khả năng bảo vệ buồng lái tốt hơn, Su-25 có độ dày giáp buồng lái từ 10 đến 25mm, còn A-10 buồng lái được bảo vệ bởi lớp giáp titan nặng hơn 0,5 tấn, dày gần 4cm.

Về thiết kế, Su-25 nhỏ và gọn gàng hơn A-10, trọng lượng cất cánh lần lượt là 19,3 tấn và 22,7 tấn. Được đánh giá là có khả năng bảo vệ buồng lái tốt hơn, Su-25 có độ dày giáp buồng lái từ 10 đến 25mm, còn A-10 buồng lái được bảo vệ bởi lớp giáp titan nặng hơn 0,5 tấn, dày gần 4cm.

Khác biệt giữa hai máy bay này là động cơ. Máy bay A-10 có hai động cơ TF-34 mạnh hơn động cơ R-95 của Su-25, động cơ của Su-25 được thiết kế trong thân máy bay, có giáp titan bảo vệ.

Khác biệt giữa hai máy bay này là động cơ. Máy bay A-10 có hai động cơ TF-34 mạnh hơn động cơ R-95 của Su-25, động cơ của Su-25 được thiết kế trong thân máy bay, có giáp titan bảo vệ.

Động cơ của A-10 nhìn thấy rõ ràng hơn, dễ trở thành mục tiêu của hỏa lực mặt đất, động cơ của Su-25 là động cơ đa nhiên liệu, trong khi động cơ A-10 chỉ bay bằng dầu phản lực.

Động cơ của A-10 nhìn thấy rõ ràng hơn, dễ trở thành mục tiêu của hỏa lực mặt đất, động cơ của Su-25 là động cơ đa nhiên liệu, trong khi động cơ A-10 chỉ bay bằng dầu phản lực.

Cả Su-25 và A-10 đều là kho vũ khí bay, nỗi khiếp sợ của lực lượng mặt đất đối phương. Vũ khí chính của A-10 là pháo phản lực 30mm GAU-8, với 1.174 viên đạn. Pháo có tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút. Đặc biệt, khẩu pháo này có thể bắn các loại đạn xuyên giáp nghèo uranium, cho phép tiêu diệt xe tăng, thiết giáp với hiệu quả cao.

Cả Su-25 và A-10 đều là kho vũ khí bay, nỗi khiếp sợ của lực lượng mặt đất đối phương. Vũ khí chính của A-10 là pháo phản lực 30mm GAU-8, với 1.174 viên đạn. Pháo có tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút. Đặc biệt, khẩu pháo này có thể bắn các loại đạn xuyên giáp nghèo uranium, cho phép tiêu diệt xe tăng, thiết giáp với hiệu quả cao.

Còn Su-25 được trang bị pháo hai nòng 30mm. Su-25 có 11 điểm cứng với tổng trọng tải khoảng 4 tấn. Vũ khí tấn công mặt đất chính của Su-25 là rocket, bom, tên lửa đất đối không Kh-23, Kh-25, Kh-29. Su-25SM có thể lắp thêm tên lửa không đối không R-73.

Còn Su-25 được trang bị pháo hai nòng 30mm. Su-25 có 11 điểm cứng với tổng trọng tải khoảng 4 tấn. Vũ khí tấn công mặt đất chính của Su-25 là rocket, bom, tên lửa đất đối không Kh-23, Kh-25, Kh-29. Su-25SM có thể lắp thêm tên lửa không đối không R-73.

A-10 cũng có 11 điểm cứng vũ khí với tổng trọng tải 7,2 tấn, có lợi thế hơn Su-25. A-10 cũng có thể mang bom thông thường, bom chùm, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và AIM-9 Sidewinders được trang bị cho bệ phóng LAU-105 ở các giá treo ngoài cùng.

A-10 cũng có 11 điểm cứng vũ khí với tổng trọng tải 7,2 tấn, có lợi thế hơn Su-25. A-10 cũng có thể mang bom thông thường, bom chùm, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và AIM-9 Sidewinders được trang bị cho bệ phóng LAU-105 ở các giá treo ngoài cùng.

Thực tế chiến trường đã chứng minh, A-10 và Su-25 đều có thế mạnh riêng. Chúng là loại máy bay hỗ trợ mặt đất mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù hai “xe tăng bay” này tương đối giống nhau, nhưng người ta vẫn có thể thấy sự khác biệt về điểm mạnh của mỗi loại khi xem xét cách thức phát triển của các hệ thống bên trong.

Thực tế chiến trường đã chứng minh, A-10 và Su-25 đều có thế mạnh riêng. Chúng là loại máy bay hỗ trợ mặt đất mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù hai “xe tăng bay” này tương đối giống nhau, nhưng người ta vẫn có thể thấy sự khác biệt về điểm mạnh của mỗi loại khi xem xét cách thức phát triển của các hệ thống bên trong.

A-10 có lợi thế hơn về hỏa lực pháo tự động rất mạnh, hỏa tiễn tự dẫn và quên tên lửa. Su-25 mạnh về ném bom chính xác, tên lửa dẫn đường bằng laser. Su-25 có lợi thế về tốc độ và khả năng cơ động, trong khi A-10 vượt trội về tải trọng.

A-10 có lợi thế hơn về hỏa lực pháo tự động rất mạnh, hỏa tiễn tự dẫn và quên tên lửa. Su-25 mạnh về ném bom chính xác, tên lửa dẫn đường bằng laser. Su-25 có lợi thế về tốc độ và khả năng cơ động, trong khi A-10 vượt trội về tải trọng.

Su-25 là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về sức mạnh của không quân Nga. Kể từ lần đầu tham chiến trong Chiến tranh Afghanistan vào những năm 1980, Su-25 đã được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột của Liên Xô và Nga, từ Chechnya đến Gruzia và Syria.

Su-25 là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về sức mạnh của không quân Nga. Kể từ lần đầu tham chiến trong Chiến tranh Afghanistan vào những năm 1980, Su-25 đã được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột của Liên Xô và Nga, từ Chechnya đến Gruzia và Syria.

Tương tự, kể từ khi phục vụ trong quân đội Mỹ, A-10 luôn được triển khai tới các chiến trường mà Mỹ tham gia. A-10 Thunderbolt II là cơn ác mộng đối với bộ binh và xe tăng đối phương. Mỹ dự kiến cho A-10 nghỉ hưu vào năm 2022, trong khi Nga tiếp tục nâng cấp Su-25 để tiếp tục thực hiện sứ mệnh trong nhiều năm nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tương tự, kể từ khi phục vụ trong quân đội Mỹ, A-10 luôn được triển khai tới các chiến trường mà Mỹ tham gia. A-10 Thunderbolt II là cơn ác mộng đối với bộ binh và xe tăng đối phương. Mỹ dự kiến cho A-10 nghỉ hưu vào năm 2022, trong khi Nga tiếp tục nâng cấp Su-25 để tiếp tục thực hiện sứ mệnh trong nhiều năm nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-25-cua-nga-va-a-10-cua-my-dau-moi-la-xe-tang-bay-thuc-su-1654242.html