Sự thật bất ngờ loài chuột túi di chuyển bằng cách nhảy

Các nhà khoa học cho biết có thể đã tìm ra manh mối giúp lý giải bí ẩn lâu nay về việc tại sao một số loài chuột túi lớn và thú có túi di chuyển bằng cách nhảy.

Nhóm chuyên gia tại Đại học Flinders (Australia) đã theo dõi một loài chuột túi nhỏ có mùi hương sống tại một khu rừng nhiệt đới xa xôi của Australia nhằm giải mã vì sao loài "họ hàng xa" của một số loài chuột túi lớn hiện nay lại di chuyển bằng cách nhảy. Ảnh: Tim Graham/Getty Images.

Nhóm chuyên gia tại Đại học Flinders (Australia) đã theo dõi một loài chuột túi nhỏ có mùi hương sống tại một khu rừng nhiệt đới xa xôi của Australia nhằm giải mã vì sao loài "họ hàng xa" của một số loài chuột túi lớn hiện nay lại di chuyển bằng cách nhảy. Ảnh: Tim Graham/Getty Images.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, câu trả lời có thể nằm ở loài chuột túi có mùi hương hiện là thành viên duy nhất còn lại của họ macropodoid không nhảy. Ảnh: Nature Picture Library/Getty.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, câu trả lời có thể nằm ở loài chuột túi có mùi hương hiện là thành viên duy nhất còn lại của họ macropodoid không nhảy. Ảnh: Nature Picture Library/Getty.

Nhà nghiên cứu Amy Tschirn cho biết khi theo dõi cách thức di chuyển của loài chuột túi có mùi hương, nhóm chuyên gia đã phát hiện rằng bình thường chúng đi bằng 4 chân. Thế nhưng, khi cần nhảy, chúng sẽ nhảy bằng 2 chân sau, còn 2 chân trước vẫn bám trên mặt đất. Ảnh: Freder/Getty.

Nhà nghiên cứu Amy Tschirn cho biết khi theo dõi cách thức di chuyển của loài chuột túi có mùi hương, nhóm chuyên gia đã phát hiện rằng bình thường chúng đi bằng 4 chân. Thế nhưng, khi cần nhảy, chúng sẽ nhảy bằng 2 chân sau, còn 2 chân trước vẫn bám trên mặt đất. Ảnh: Freder/Getty.

Đây có thể là điểm giữa trong quá trình tiến hóa từ đi bằng cả 4 chân thành nhảy trên 2 chân sau của một số loài chuột túi về sau. Ảnh: goway.com.

Đây có thể là điểm giữa trong quá trình tiến hóa từ đi bằng cả 4 chân thành nhảy trên 2 chân sau của một số loài chuột túi về sau. Ảnh: goway.com.

Nhà sinh vật học Peter Bishop công tác tại Đại học Harvard và cũng tham gia nghiên cứu trên cho rằng, sự phát hiện trên hé lộ manh mối về cách thức tiến hóa thành nhảy bằng 2 chân ở chuột túi. Ảnh: particle.scitech.org.au.

Nhà sinh vật học Peter Bishop công tác tại Đại học Harvard và cũng tham gia nghiên cứu trên cho rằng, sự phát hiện trên hé lộ manh mối về cách thức tiến hóa thành nhảy bằng 2 chân ở chuột túi. Ảnh: particle.scitech.org.au.

Theo nhà sinh vật học Bishop, ban đầu chuột túi di chuyển bằng cả 4 chân rồi tiến hóa thành đi bằng 4 chân và nhảy bằng 2 chân. Cuối cùng, chúng trở thành loài chuột túi chỉ nhảy bằng 2 chân rất đặc trưng như chúng ta nhìn thấy ở Australia ngày nay. Ảnh: particle.scitech.org.au.

Theo nhà sinh vật học Bishop, ban đầu chuột túi di chuyển bằng cả 4 chân rồi tiến hóa thành đi bằng 4 chân và nhảy bằng 2 chân. Cuối cùng, chúng trở thành loài chuột túi chỉ nhảy bằng 2 chân rất đặc trưng như chúng ta nhìn thấy ở Australia ngày nay. Ảnh: particle.scitech.org.au.

Các nhà nghiên cứu cho biết chuột túi kangarroo và chuột túi wallaby hiện là các loài chuột túi lớn nặng trên 5 kg thường di chuyển bằng cách nhảy trên 2 chân. Ngoài ra, một số loài thú có túi khác nhỏ hơn cũng di chuyển theo cách này. Ảnh: Norbert Wu/Getty Images.

Các nhà nghiên cứu cho biết chuột túi kangarroo và chuột túi wallaby hiện là các loài chuột túi lớn nặng trên 5 kg thường di chuyển bằng cách nhảy trên 2 chân. Ngoài ra, một số loài thú có túi khác nhỏ hơn cũng di chuyển theo cách này. Ảnh: Norbert Wu/Getty Images.

Nhóm chuyên gia hy vọng sẽ tìm thấy hóa thạch của các loài thú có túi cổ đại để hiểu rõ hơn về cách thức tiến hóa của chuột túi ngày nay. Ảnh: slowmotiongli/stock.adobe.com.

Nhóm chuyên gia hy vọng sẽ tìm thấy hóa thạch của các loài thú có túi cổ đại để hiểu rõ hơn về cách thức tiến hóa của chuột túi ngày nay. Ảnh: slowmotiongli/stock.adobe.com.

Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.

Tâm Anh (theo The Guardian)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kham-pha-bat-ngo-ve-loai-chuot-tui-di-chuyen-bang-cach-nhay-post1056968.html