Sự thật kinh hoàng về loài kiến bất tử nổi tiếng nhất TG

Loài sán dây có tên gọi là Anomotaenia brevis đã tặng cho kiến Temnothorax một món quà là sức khỏe và trường thọ. Tuy nhiên, cái giá phải trả lại chính bằng mạng sống của chúng.

Loài sán dây có tên gọi là Anomotaenia brevis đã lựa chọn một chiến lược sống vô cùng đặc biệt. Chúng tiết ra những chất hóa học giúp kiến Temnothorax trở nên trẻ khỏe và trường thọ.

Loài sán dây có tên gọi là Anomotaenia brevis đã lựa chọn một chiến lược sống vô cùng đặc biệt. Chúng tiết ra những chất hóa học giúp kiến Temnothorax trở nên trẻ khỏe và trường thọ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con kiến Temnothorax nhiễm sán dây Anomotaenia brevis có thể sống lâu hơn ít nhất 3 lần đồng loại của mình.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con kiến Temnothorax nhiễm sán dây Anomotaenia brevis có thể sống lâu hơn ít nhất 3 lần đồng loại của mình.

Thông thường, những con kiến thợ Temnothorax có vòng đời ngắn sẽ chết sau vài tháng nở khỏi trứng. Nhưng những cá thể nhiễm sán dây được quan sát thấy đã sống tới vài năm, và có thể còn tiếp tục sống lâu hơn nữa.

Thông thường, những con kiến thợ Temnothorax có vòng đời ngắn sẽ chết sau vài tháng nở khỏi trứng. Nhưng những cá thể nhiễm sán dây được quan sát thấy đã sống tới vài năm, và có thể còn tiếp tục sống lâu hơn nữa.

Để tìm hiểu, nhóm chuyên gia tại Đại học Johannes Gutenberg Mainz (Đức) theo dõi 58 đàn kiến trong 3 năm, trong đó có những con nhiễm sán dây. Cuối giai đoạn nghiên cứu, toàn bộ số kiến thợ khỏe mạnh đều đã chết, nhưng 53% kiến nhiễm sán dây vẫn sống.

Để tìm hiểu, nhóm chuyên gia tại Đại học Johannes Gutenberg Mainz (Đức) theo dõi 58 đàn kiến trong 3 năm, trong đó có những con nhiễm sán dây. Cuối giai đoạn nghiên cứu, toàn bộ số kiến thợ khỏe mạnh đều đã chết, nhưng 53% kiến nhiễm sán dây vẫn sống.

Kể cả khi đã lớn tuổi, kiến nhiễm sán dây vẫn duy trì cơ thể hồi trẻ. Ban đầu kiến có màu vàng, sau đó dần chuyển nâu khi già đi và da cứng lại. Tuy nhiên, kiến nhiễm sán vẫn giữ được màu vàng.

Kể cả khi đã lớn tuổi, kiến nhiễm sán dây vẫn duy trì cơ thể hồi trẻ. Ban đầu kiến có màu vàng, sau đó dần chuyển nâu khi già đi và da cứng lại. Tuy nhiên, kiến nhiễm sán vẫn giữ được màu vàng.

Những con sán này thao túng tuổi thọ của kiến thợ Temnothorax bằng cách tiết ra những chất hóa học có khả năng điều khiển hệ thống nội tiết, miễn dịch và cả gen của vật chủ.

Những con sán này thao túng tuổi thọ của kiến thợ Temnothorax bằng cách tiết ra những chất hóa học có khả năng điều khiển hệ thống nội tiết, miễn dịch và cả gen của vật chủ.

Nó bật những gen có trong kiến chúa Temnothorax, nhưng đã bị tắt đi trên kiến thợ. Điều này giúp những con kiến thợ Temnothorax nhiễm sán sống lâu hơn.

Nó bật những gen có trong kiến chúa Temnothorax, nhưng đã bị tắt đi trên kiến thợ. Điều này giúp những con kiến thợ Temnothorax nhiễm sán sống lâu hơn.

Không chỉ vậy, thay đổi nội tiết tố còn khiến kiến thợ nhiễm sán dây tiết ra mùi hương giống với kiến chúa. Điều này khiến những con kiến khác trong tổ bắt đầu nhầm tưởng mình đang phục vụ một nữ hoàng.

Không chỉ vậy, thay đổi nội tiết tố còn khiến kiến thợ nhiễm sán dây tiết ra mùi hương giống với kiến chúa. Điều này khiến những con kiến khác trong tổ bắt đầu nhầm tưởng mình đang phục vụ một nữ hoàng.

Những con kiến thợ khác cứ mang thức ăn về tổ và để xung quanh kiến thợ Temnothorax nhiễm sán dây. Kiến thợ trường sinh vì vậy chẳng phải làm gì cũng có ăn.

Những con kiến thợ khác cứ mang thức ăn về tổ và để xung quanh kiến thợ Temnothorax nhiễm sán dây. Kiến thợ trường sinh vì vậy chẳng phải làm gì cũng có ăn.

Đôi lúc, chúng còn tỏ ra lười đến nỗi những con kiến thợ khác phải tập trung lại để khiêng con kiến Temnothorax nhiễm sán lên như khiêng kiệu. Chúng được chăm sóc, chải chuốt còn hơn cả kiến chúa thật trong tổ, một hiện tượng chưa từng thấy trong xã hội côn trùng điển hình.

Đôi lúc, chúng còn tỏ ra lười đến nỗi những con kiến thợ khác phải tập trung lại để khiêng con kiến Temnothorax nhiễm sán lên như khiêng kiệu. Chúng được chăm sóc, chải chuốt còn hơn cả kiến chúa thật trong tổ, một hiện tượng chưa từng thấy trong xã hội côn trùng điển hình.

Tuy nhiên, cái giá phải trả lại vô cùng đắt. Những con sán chỉ trưởng thành và sinh sản trong bụng những con chim. Sán dây sẽ giữ cho kiến thợ Temnothorax sống đủ lâu để chúng đủ trưởng thành. Sau đó, chúng sẽ đợi một con chim gõ kiến đến và phá cái tổ.

Tuy nhiên, cái giá phải trả lại vô cùng đắt. Những con sán chỉ trưởng thành và sinh sản trong bụng những con chim. Sán dây sẽ giữ cho kiến thợ Temnothorax sống đủ lâu để chúng đủ trưởng thành. Sau đó, chúng sẽ đợi một con chim gõ kiến đến và phá cái tổ.

Những con kiến thợ khỏe mạnh thông thường khác có thể chạy trốn chim gõ kiến dễ dàng. Nhưng kiến thợ Temnothorax nhiễm sán dây thì đã bị nuông chiều trở nên lười biếng. Chúng đơn giản không biết chuyện gì đang xảy ra và sẽ bị chim gõ kiến ăn thịt dễ dàng.

Những con kiến thợ khỏe mạnh thông thường khác có thể chạy trốn chim gõ kiến dễ dàng. Nhưng kiến thợ Temnothorax nhiễm sán dây thì đã bị nuông chiều trở nên lười biếng. Chúng đơn giản không biết chuyện gì đang xảy ra và sẽ bị chim gõ kiến ăn thịt dễ dàng.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-kinh-hoang-ve-loai-kien-bat-tu-noi-tieng-nhat-tg-1609558.html