Sử thi Việt Nam (Kỳ 31)
Trân trọng giới thiệu sách 'Sử thi Việt Nam' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.
Tượng đài Khởi nghĩa Yên Bái tại Khu di tích lịch sử mộ Nguyễn Thái Học và các cộng sự ở thành phố Yên Bái. Ảnh: Internet.
Kỳ 31.
Năm 1910 cụ Phan Chu Trinh rời Côn Đảo trùng khơi
Bị đưa về Nam Kỳ và 1911 bị đưa sang Pháp.
Những năm 20 chủ nghĩa Mác
Được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Đông Dương
Pháp bất lực cùng đường
Đưa cụ Phan Chu Trinh về hô hào truyền bá
Học thuyết cổ xưa không xa lạ
Pháp Việt đề huề
Để ngăn chặn chủ nghĩa Mác tràn về
Như một luồng gió mới.
Nhưng năm 1926
Cụ Phan Chu Trinh từ trần.
Khắp Bắc-Trung –Nam
Dấy lên phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh rộng lớn.
20 năm hai cụ Phan đã làm nên xáo trộn
Hai xu hướng hai con đường.
Trong biển khổ đau dân tộc tang thương
Các cụ thuộc lớp giai tầng phong kiến
Nhưng đã tiếp thu những tư tưởng phương Tây tiên tiến
Mông teskie - Giăng giắc Rút xô.
Nhưng các cụ vẫn mơ hồ
Không biết Việt Nam cần gì và ai là lực lượng chính
Để làm cách mệnh
Vì thế hai cụ không thành công.
Nhưng lịch sử tuôn dòng
Tên tuổi hai cụ Phan rực sáng
Hai ngọn cờ đầu
Đầu thế kỷ hai mươi
Sáng ngời tinh thần dân tộc.
Do ông Nguyễn Thái Học
Mà năm 1927 Việt Nam Quốc dân đảng ra đời
Đảng tập hợp những người
Các nhà kinh doanh, nhà binh, quan lại.
Cuối năm 1929 do khủng bố gắt gao, do mật thám Pháp chui vào phá hoại
Quốc dân đảng nguy cơ diệt vong.
Nguyễn Thái Học quyết định dồn toàn lực khởi nghĩa tấn công
May ra thì thắng lợi
Không may mà thất bại
Cũng sống cho ra con người
Câu nói bất hủ rạng danh giống nòi
Đi vào lịch sử.
Khởi nghĩa Yên Bái đầu năm 1930 bùng nổ
Nhanh chóng bị quân Pháp đập tan.
Pháp đàn áp dã man
13 lãnh tụ
Bị xử tử
Bằng máy chém tại pháp trường
Yên Bái.
Tên các Liệt sĩ anh hùng sống mãi.
Nguyễn Thái Học, Bùi Như Liên, Bùi Tử Toàn
Hà Văn Lạc, Đào Văn Nhít, Đỗ Văn Xứ, Nguyễn An
Phó Đức Chính, Ngô Văn Du… lên đoạn đầu đài hiên ngang bất khuất.
Cô Giang- của Nguyễn Thái Học đau buồn mà tự sát.
Huyết thư để lại liệt nữ nhờ thế hệ sau trả mối thù này.
Với thất bại của khởi nghĩa Yên Bái- từ đây
Vai trò của tư sản dân tộc Việt Nam trên vũ đài chấm dứt.
Nghìn con đường chết
Sẽ có một đường sinh
Trên hành tinh
Phương Tây Mỹ-Âu sao lại là thiên đường trái đất
Phương Đông Á-Phi sao lại mất
Độc lập tự do
Vong quốc nô
Làm kiếp ngựa trâu cho người da trắng?
Người Pháp vì sao họ chiến thắng
Trong chiến tranh và làm chủ Việt Nam?
Phải đi sang
Châu Âu và nước Pháp
Xem họ làm thế nào đạt văn minh bậc nhất.
Đó là ý nghĩ của chàng thanh niên học sinh
Nguyện hy sinh cả đời mình
Tìm con đường cứu nước.
Chàng thanh niên này là Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc
Sinh ở Nam Đàn
Nghệ An
Nơi hàng nghìn năm trước
Mai Hắc Đế chống nhà Đường xâm lược
Nơi nổi tiếng kiên cường đất Hoan Châu
Nơi quỉ khiếp thần sầu.
(Còn nữa)
CVL
Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/su-thi-viet-nam-ky-31-a18438.html