Tổng thư ký NATO tuyên bố Phần Lan sẽ trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự lớn nhất thế giới vào hôm nay (4/4).
"Lần đầu tiên chúng tôi sẽ giương cao lá cờ Phần Lan tại đây, tại trụ sở của NATO. Đó sẽ là một ngày tốt lành cho an ninh của Phần Lan, cho an ninh của Bắc Âu và cho cả NATO", ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Việc Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 đánh dấu sự tiếp tục mở rộng của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, với lần gần nhất là kết nạp Bắc Macedonia vào năm 2020.
Quá trình gia nhập NATO của Phần Lan được đánh giá là nhanh nhất trong lịch sử của tổ chức này khi chỉ mất hơn một năm kể từ ngày nộp đơn.
Phần Lan sở hữu lực lượng quân đội tinh nhuệ được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, cùng với đó là chính sách huy động lực lượng linh hoạt.
Quân đội Phần Lan có 280.000 binh sĩ thường trực và khoảng 900.000 quân dự bị.
Đây được đánh giá là một trong các lực lượng vũ trang lớn nhất châu Âu nếu tính theo bình quân đầu người.
Quân đội Phần Lan cũng được đánh giá là lực lượng có kỹ năng chiến đấu tốt, điều này được thể hiện trong các cuộc xung đột trong quá khứ, cũng như môi trường huấn luyện khắc nghiệt thời điểm hiện tại.
Phần Lan đang nâng cấp lực lượng không quân với thương vụ mua 64 tiêm kích F-35 trị giá 8,8 tỷ USD được công bố hồi tháng 2.
Không quân Phần Lan được xếp thứ 48 trên thế giới, với tổng cộng 200 máy bay quân sự các loại trong biên chế, trong đó có 55 tiêm kích hiện đại.
Không quân Phần Lan sở hữu nhiều tiêm kích F-18 C/D Hornet mua của Mỹ, máy bay huấn luyện Hawk Mk 51, Mk 51A, Mk 66 của Anh.
Vận tải cơ C-295M của không quân Phần Lan diễn tập hạ cánh trên đường cao tốc. Không quân Phần Lan hiện biên chế ba chiếc C-295M mua của Tây Ban Nha.
Phần Lan cũng sở hữu dòng trực thăng hiện đại H225 Super Puma. Hình ảnh lính đặc nhiệm Phần Lan thực hành đổ bộ từ trực thăng trong một cuộc diễn tập năm 2015.
Với đường bờ biển dài 1.250 km, Phần Lan xây dựng lực lượng hải quân thiên về phòng thủ, với lực lượng chủ yếu là các tàu tuần tra, tàu tên lửa.
Năm 1988 Phần Lan mua tên lửa RBS-15SF từ Thụy Điển với tầm bắn hơn 70 km để trang bị cho các tàu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển của nước này.
Sau đó, các tên lửa của Phần Lan đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn RBS-15SFIII vào năm 2002, nhờ vậy mà phạm vi tấn công mục tiêu được tăng lên đáng kể.
Tên lửa chống hạm RBS-15 có khả năng tấn công các mục tiêu cỡ nhỏ di chuyển với tốc độ cao trên mặt biển.
Trọng lượng của tên lửa là 800 kg; khối lượng của đầu đạn là 200 kg; chiều dài 4,350 m; đường kính thân 0,5 m; tầm bắn lên đến 200 km; tốc độ bay 960 km/h.
Hiện tại, các tàu tên lửa được trang bị tên lửa chống hạm RBS-15 là lực lượng tấn công chính trong Hải quân Phần Lan, với 4 tàu lớp Rauma và 4 tàu lớp Hamina đang được biên chế.
Các tàu lớp Rauma được đóng tại xưởng đóng tàu Finnyards từ năm 1990 đến 1992. Chiếc tàu được thiết kế với vỏ hợp kim nhôm có khả năng cơ động tốt và hoạt động tốt ở vùng nước nông.
Lượng choán nước của tàu là 210 tấn; chiều dài 48,5 m; chiều rộng thân tàu 8 m; mớn nước 1,5 m; tốc độ hơn 50 km/h.
Vũ khí chính của tàu là tên lửa chống hạm do Thụy Điển sản xuất. Để tự vệ, thuyền được trang bị súng máy 40 mm và hai súng máy phòng không. Có một máy đo tiếng vang và hai hệ thống tác chiến chống ngầm Elma ASW-600.
Tàu tên lửa lớp Hamina đã được bàn giao cho hải quân nước này từ năm 1998. Lượng choán nước là 250 tấn; chiều dài 51 m; chiều rộng 8,5 m; mớn nước1,7 m; tốc độ gần 60 km/h.
Các tàu lớp Hamina được trang bị radar kiểm soát hỏa lực TRS-3D, radar hàng hải ARPA và radar giám sát hàng hải Signal Scout I.
Ngoài ra chiến hạm này còn trang bị máy đo sâu hồi âm tần số cao chủ động Simrad Subsea Toadfish và máy đo sâu hồi âm kéo Sonac có thể được sử dụng để tìm kiếm tàu ngầm.
Vũ khí chính là 4 tên lửa chống hạm RBS-15SFIII. Ngoài ra, còn có 1 pháo tự động 57 mm, 2 súng máy 12,7 mm và tên lửa phòng không Umkhonto do Nam Phi sản xuất với tầm bắn tới 14 km.
Ngoài ra phiên bản RBS-15SF được trang bị cho các tổ hợp tên lửa MTO-85M cơ động trên đất liền.
Để chống lại tàu thuyền và tàu đổ bộ, lực lượng phòng thủ bờ biển Phần Lan còn được biên chế hơn hai mươi tên lửa chống tăng Spike-ER với tầm bắn 8.000 m.
Tên lửa có nguồn gốc Israel này khá nặng và thường được vận chuyển trên những chiếc xe ô tô bán tải. Bệ phóng với bộ phận điều khiển nặng 30 kg.
Tên lửa nặng 34 kg được trang bị đầu đạn phân mảnh với khả năng xuyên giáp hơn 1.000 mm.
Phần Lan đang sở hữu dòng xe tăng Leopard cực mạnh do Đức sản xuất, nước này hiện đang biên chế hai biến thể là Leopard 2A4 và Leopard 2A6.
Lục quân Phần Lan hiện có khoảng 100 xe tăng chủ lực Leopard 2A4 và 100 chiếc Leopard 2A6.
Ngoài ra họ còn có 102 xe chiến đấu bộ binh “CV90” do Thụy Điển chế tạo và 110 xe chiến đấu bộ binh BMP-2 do Liên Xô sản xuất.
Phần Lan cũng đang biên chế khoảng hơn 60 thiết giáp đa năng nổi tiếng Patria, đây là dòng xe bọc thép do nước này phát triển.
Phần Lan có ưu thế nổi bật về pháo binh. Ngay từ thập niên 1990, Phần Lan đã trang bị 58 khẩu pháo tự hành K9 mua của Hàn Quốc.
Phần Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu trang bị 52 khẩu lựu pháo bánh xích cỡ nòng 155 mm do quốc gia châu Á sản xuất.
Ngoài ra Phần Lan còn mua từ Mỹ hệ thống hỏa tiễn nhiều nòng kiểu M270 phiên bản đã nâng cấp, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS), tầm bắn xa nhất tới 300 km.