Những buôn làng trên vùng đất nam Tây Nguyên

'Lâm Ðồng hiện không còn nơi nào thật sự để gọi là vùng sâu, vùng xa nữa', câu nói ấn tượng tôi được nghe từ già làng, người có uy tín ở các thôn, buôn trên miền đất nam Tây Nguyên.

Ði trong hương mùa thu cao nguyên

Tháng Tám mùa thu lịch sử, chúng tôi trở về với buôn làng, những vùng đất cách mạng ở nam Tây Nguyên, để được hít hà làn hương mùa màng trong gió mùa thu, để cảm nhận sự chuyển mình trên những vùng đất khó một thời và ngắm nhìn sự bình yên trong từng nhịp sống dưới mỗi nếp nhà.

Lâm Đồng từ ngày có Đảng

Tháng 4/1930, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Lâm Ðồng (lúc bấy giờ là tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng) được thành lập với 3 đảng viên, do đồng chí Trần Diệm làm Bí thư. Từ thời điểm đó, Lâm Ðồng chính thức có Ðảng lãnh đạo. Cuối năm 1930, chi bộ phát triển thêm 5 đảng viên mới và được cấp trên tăng cường thêm 3 đảng viên, chia thành 2 chi bộ: Chi bộ Palace có 5 đảng viên, Chi bộ Cầu Quẹo có 6 đảng viên. Sự ra đời của tổ chức Ðảng Cộng sản là mốc son sáng ngời trong dòng lịch sử Ðảng bộ tỉnh Lâm Ðồng trong suốt 90 năm qua.

Tại xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với UBND huyện Cát Tiên tổ chức mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho đồng bào dân tộc Mạ ở xã Đồng Nai Thượng. 30 bạn trẻ dưới 30 tuổi, người dân tộc Mạ, sinh sống ổn định tại xã Đồng Nai Thượng tham gia lớp học được các nghệ nhân giỏi trong xã truyền dạy về kỹ thuật đánh và diễn tấu cồng chiêng. Lớp học diễn ra trong một tháng, các học viên được truyền dạy để đạt yêu cầu biết đánh chiêng thành thạo và diễn tấu được từ 2 đến 3 bài chiêng cơ bản.