Chỉ duy nhất Hà Nội mới có cửa ô - nơi lưu giữ ký ức về những cổng thành của kinh thành Thăng Long xưa, chứa đựng những câu chuyện hấp dẫn về một thời kỳ lịch sử của vùng đất kinh kỳ.
Dù đã ngoài 90, ở cái tuổi 'xưa nay hiếm' nhưng Nhà giáo Ưu tú, cựu tù Hỏa Lò Nguyễn Tiến Hà vẫn nhớ như in ký ức những năm tháng hoạt động cách mạng đầy nhiệt huyết, đặc biệt là hồi ức ngày tiếp quản Thủ đô vào 10/10/1954.
Một trong những vấn đề của ngày tiếp quản thủ đô 10.10.1954 là tiếp quản các cơ sở hạ tầng vận hành đô thị Hà Nội. Các nhà máy điện và hệ thống chiếu sáng đô thị là mối quan tâm ưu tiên, nếu không nói là hàng đầu. Cuộc tiếp quản này đã diễn ra như thế nào qua những ghi chép còn lại?
'Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công/ Đường thênh thang Ba Đình lịch sử/ Đường tấp nập Hoàn Kiếm Đồng Xuân...'. Lời bài hát ấy, ngân nga trong tôi khi về thăm Hà Nội. Bởi, những ngày này Hà Nội đang tưng bừng kỷ niệm 70 năm giải phóng 10/10 (1954 - 2024). Đây là mốc son chói lọi, mở ra trang sử mới vẻ vang ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Hà Nội là một thành phố có bề dày lịch sử và phong phú về truyền thống văn hóa. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động, 5 cửa ô của Hà Nội, vốn là những cửa ô của kinh thành Thăng Long, bao gồm Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy và Ô Chợ Dừa, vẫn luôn gắn bó với đời sống của người dân nơi đây. Mỗi cửa ô mang một nguồn gốc, vị trí và ý nghĩa riêng, phản ánh sâu sắc lịch sử và văn hóa của Hà Nội. Ngày nay, 5 cửa ô này cũng đã trở thành những điểm giao thông quan trọng của Thủ đô.
Tập podcast sẽ đưa chúng ta ngược thời gian tìm hiểu về 5 cửa ô lịch sử - những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca, văn học, đặc biệt là trong ca khúc nổi tiếng 'Tiến về Hà Nội' của nhạc sỹ Văn Cao.
Ngày 10-10-1954 là một dấu mốc lịch sử đã khắc sâu trong lòng người dân Hà Nội, đặc biệt là những đảng viên, lão thành cách mạng. Phóng viên Báo Hànôịmới đã gặp, ghi lại những ký ức hào hùng cũng như niềm hy vọng, mong muốn tiếp tục đóng góp để Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp của một số đảng viên, lão thành cách mạng.
Những ngày mùa Thu kháng chiến toàn quốc, chàng thanh niên rời Thủ đô cùng đồng đội tiến quân lên Tây Bắc...
Ngoài Ô Quan Chưởng hiện còn khá vẹn nguyên, các cửa ô còn lại chỉ còn tên gọi, thay vào đó là những tuyến phố sôi động bán mua, tấp nập người xe. Thủ đô phát triển, ngày một hiện đại, không gian kiến trúc cửa ô rộng mở, vượt lên không gian 36 phố phường. Nhưng 5 cửa ô một thời sẽ mãi sâu đậm trong ký ức người Hà Nội.
Phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm) đang thực sự trở thành 'Hà Nội năm 1954' thu nhỏ với không gian trang trí tuyệt đẹp để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Du khách trong, ngoài nước và người dân Thủ đô chỉ cần đến đây những ngày này cũng đủ cảm nhận về những công trình lịch sử, văn hóa như cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân và Cột cờ Hà Nội được tái hiện đầy ấn tượng. Nói ngắn gọn, không cần phải tỏa đi tứ phía do quỹ thời gian hạn hẹp, du khách vẫn có thể cảm nhận một Hà Nội 'lắng hồn núi sông' ngay cạnh Hồ Gươm thơ mộng.
'Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…' - Đó là lời trong ca khúc 'Tiến về Hà Nội' của nhạc sĩ Văn Cao. Và nhiều người đến nay vẫn đinh ninh rằng Hà Nội có 5 cửa ô, thế nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử, cùng những tư liệu mà chúng tôi tìm hiểu thì Hà Nội xưa có nhiều cửa ô.
'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' đã khép lại thành công, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân và du khách. Đây là một hoạt động trọng điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình'.
Hà Nội hào hoa, Hà Nội anh dũng, Hà Nội giàu có về di sản, Hà Nội năng động trong hội nhập và phát triển… Màn diễu hành của 9000 người, gồm nghệ nhân, nghệ sĩ, lực lượng vũ trang và người dân Thủ đô trong 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' vừa tóm tắt một phần lịch sử Hà Nội, đặc biệt là những tháng ngày hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, Ngày Giải phóng Thủ đô lịch sử, vừa giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc nhất của Thủ đô. Tự hào và xúc động là cảm giác của người trực tiếp diễu hành cũng như những người dân Hà Nội.
Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình ' Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.
HHT - Không ít sự kiện được ra mắt trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Càng tới gần ngày đặc biệt, Hà Nội càng nhộn nhịp với hàng loạt chương trình trưng bày, triển lãm..., thỏa sức cho giới trẻ vi vu lại nạp thêm không ít kiến thức lịch sử.
Hồ Gươm trở nên khác lạ với rất nhiều cảnh quan được dựng lên để chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thủ đô và 25 năm ngày Hà Nội đón danh hiệu Thành phố vì hòa bình của UNESCO.
Khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phố cổ đang được xây dựng, tái hiện lại nhiều không gian mang tính lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Trường THCS Nghĩa Tân và Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) xuất sắc giành giải nhất Cuộc thi Robotics với Hà Nội - Thành phố vì hòa bình.
Ngày 21/9, Phòng GD&ĐT, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức chung kết cuộc thi Robotics dành cho học sinh tiểu học và THCS năm 2024 với chủ đề Hà Nội – Thành phố vì Hòa Bình.
Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn sót lại của Thăng Long xưa, mang nhiều dấu ấn lịch sử kinh thành cũ.
Với mỗi người Việt Nam, đặc biệt là người dân Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954 là một dấu mốc lịch sử trọng đại. Đó là ngày đặt dấu chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp, là bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành Độc lập và Tự do của dân tộc Việt Nam.
Trong số rất nhiều ca khúc viết về ngày giải phóng thủ đô thì 'Tiến về Hà Nội' của cố nhạc sĩ Văn Cao được xem như ca khúc có nhiều điều 'kỳ lạ' nhất. Chính cái sự 'kỳ lạ' ấy, cộng thêm nhịp điệu khí phách hào hùng, âm hưởng lãng mạn đậm chất Hà Thành đã khiến cho ca khúc trở nên bất hủ.
Một sớm tinh mơ, chợt tỉnh giấc bởi tiếng rao 'Ai cốm đây…' của cô gái làng Vòng, biết mùa thu đã đến. Mùa thu Hà Nội xòa đôi cánh màu lục bảo đánh thức con phố nhỏ bằng tiếng rao ngọt ngào như nếp non ngậm sữa, mang những tâm hồn đang ngái ngủ bay đến cánh đồng lúa mới trổ đòng để tha hồ hít căng lồng ngực hương vị ngọt ngào, thanh mát của đất trời.
Trải qua những biến thiên của thời gian, những di tích từng chứng kiến cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô, cũng như thời khắc hạnh phúc khi đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội, nay đã có nhiều thay đổi. Nhưng những câu chuyện mà các di tích này 'kể lại' với đời sau vẫn còn nguyên vẹn.
Thủ đô đang từng ngày phát triển với những tòa nhà chọc trời cùng nhịp sống hối hả hiện đại. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là những chiếc cổng làng ẩn mình trong phố. Trải qua hàng trăm năm, cổng làng không chỉ đơn thuần là kiến trúc mà nó còn là hồn cốt, nơi thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách 'Vietnam: A history', Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: 'Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử'…
Trong Bài dự thi 'Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, Thành phố hòa bình', tác giả Lê Trung Hiếu - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban, Chủ tịch Công đoàn Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã nghiên cứu và đưa ra ý tưởng tạo nên một nét văn hóa, văn minh của Thủ đô bằng việc tạo nên một 'Giao lộ leng keng'. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng tải sáng kiến trên.
Có rất nhiều người viết về Hà Nội, thậm chí có người cho rằng Hà Nội là một đề tài 'thời thượng' thu hút được nhiều cây bút tham gia. Nhưng nói 'thời thượng' là có vẻ không chính xác vì Hà Nội là chủ đề được quan tâm từ lâu và có nhiều thành tựu.
Những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội, bộ đội tiến về giải phóng thủ đô, lễ chào cờ dưới chân cờ Thành Hà Nội… tất cả được mô tả chân thực, sống động qua ngòi bút của Thép Mới.
60 năm Trước (10-10-1954 – 10-10-2014), Hà Nội được giải phóng, không những là niềm vui của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước.