Tại Hà Nội, cuối năm là mùa để các đơn vị tổ chức giải chạy marathon vì tiết trời mát mẻ, thích hợp chạy bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của giải và sự hào hứng từ các vận động viên, một số ý kiến cho rằng việc tổ chức những giải chạy đêm gây ảnh hưởng đến nhịp sống của người dân, nhất là những khu vực gần các tuyến đường chính trong nội đô.
Thời gian gần đây, phim tài liệu Việt Nam ngày càng có sức hút đối với khán giả. Đây là tín hiệu vui cho dòng phim này. Song để phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì cần có sự đầu tư dài hơi và tạo động lực khuyến khích cho các nhà làm phim, đặc biệt là những nhân tố tài năng.
Trong chuyến đi khám phá ẩm thực Hà Nội, vị khách Tây không ngần ngại nếm thử cả những món ăn khiến nhiều người dè chừng như trứng vịt lộn, dồi lợn, chả rươi.
Thuyết minh về điểm đến, giải đố về các công trình di sản như Tháp nước Hàng Đậu, Ô Quan Chưởng... là cách để học sinh tham gia thử thách này cảm thấy thích thú và yêu hơn nơi mình đang sống.
Ở Việt Nam có một thành phố ngàn năm tuổi, có thể sánh ngang về tuổi tác với những London, Paris, Rome… Đây là nơi giao thoa hài hòa của lịch sử và hiện tại, được xem như một phần 'hồn cốt' của Việt Nam.
Ngày 10/10/1954, cả Hà Nội rợp trong cờ hoa, hân hoan chào đón đoàn quân giải phóng về tiếp quản Thủ đô. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mời bạn đọc cùng Báo Nhân Dân ghé thăm những địa danh mang dấu chân lịch sử, gắn liền với ngày lễ trọng đại này.
Ở Việt Nam có một thành phố nằm trong top những thành phố nghìn năm tuổi của thế giới, sánh ngang những Rome, Paris, London….
Chỉ duy nhất Hà Nội mới có cửa ô - nơi lưu giữ ký ức về những cổng thành của kinh thành Thăng Long xưa, chứa đựng những câu chuyện hấp dẫn về một thời kỳ lịch sử của vùng đất kinh kỳ.
Sáng 10/10, Hà Nội nắng vàng rực rỡ, hòa cùng không khí hân hoan Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Những tia nắng khẽ len lỏi qua những tán cây xanh, rọi xuống các con phố nhộn nhịp, nơi người dân đang háo hức chuẩn bị cho các hoạt động chào mừng sự kiện trọng đại.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), phố đi bộ Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở thành điểm thu hút đông đảo du khách với những mô hình tái hiện các công trình kiến trúc và di tích tiêu biểu của Hà Nội.
Gần 200 tài liệu, hình ảnh được lưu trữ nhiều năm qua đang được trưng bày tại triển lãm 'Hà Nội và những cửa ô' nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), triển lãm 'Hà Nội và những cửa ô' với gần 170 tài liệu, hình ảnh đang được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Hà Nội là một thành phố có bề dày lịch sử và phong phú về truyền thống văn hóa. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động, 5 cửa ô của Hà Nội, vốn là những cửa ô của kinh thành Thăng Long, bao gồm Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy và Ô Chợ Dừa, vẫn luôn gắn bó với đời sống của người dân nơi đây. Mỗi cửa ô mang một nguồn gốc, vị trí và ý nghĩa riêng, phản ánh sâu sắc lịch sử và văn hóa của Hà Nội. Ngày nay, 5 cửa ô này cũng đã trở thành những điểm giao thông quan trọng của Thủ đô.
Du khách tới Hà Nội trong tháng 10 này có cơ hội tìm hiểu những câu chuyện của các cửa ô Hà Nội, khám phá những điều chưa biết hết về các hoạt động đời sống xã hội xung quanh các cửa ô, một nét đặc trưng riêng của Hà Nội.
Tập podcast sẽ đưa chúng ta ngược thời gian tìm hiểu về 5 cửa ô lịch sử - những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca, văn học, đặc biệt là trong ca khúc nổi tiếng 'Tiến về Hà Nội' của nhạc sỹ Văn Cao.
Gần 200 tài liệu, hình ảnh được lưu trữ nhiều năm qua đang được trưng bày tại triển lãm 'Hà Nội và những cửa ô' nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Các cửa ô là một phần lịch sử của Hà Nội, và người nay khi nhắc tới 36 phố phường thì cũng thường nhắc tới 5 cửa ô.
Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã 'chứng kiến' biết bao thăng trầm của Thủ đô.
Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.
Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã 'chứng kiến' biết bao thăng trầm của Thủ đô...
Hà Nội đang rộn ràng chào đón kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2024) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), trên phố đi bộ Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều mô hình công trình kiến trúc, di tích tiêu biểu của Hà Nội đã được tái hiện, thu hút đông đảo du khách tham quan.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Hà Nội phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 ( Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề 'Hà Nội và những cửa ô'.
Hình ảnh của những cửa ô Hà Nội xưa giờ chỉ còn hiện hữu trong câu hát, vần thơ, ký ức mỗi người Hà Nội. Sau những biến cố lịch sử và thời gian, những dấu tích của kinh thành Thăng Long xưa đã dần phai mờ, chỉ còn lại một cửa ô duy nhất đó là Ô Quan Chưởng, còn được biết đến với cái tên Ô Đông Hà.
Cửa Ô vốn là lối ra vào thành, có vọng gác, chốt chặn để kiểm soát, thu thuế, ngăn ngừa đạo chích, canh chừng hỏa hoạn. Các Cửa Ô được đặt tên theo làng, theo tổng.
Ngoài Ô Quan Chưởng hiện còn khá vẹn nguyên, các cửa ô còn lại chỉ còn tên gọi, thay vào đó là những tuyến phố sôi động bán mua, tấp nập người xe. Thủ đô phát triển, ngày một hiện đại, không gian kiến trúc cửa ô rộng mở, vượt lên không gian 36 phố phường. Nhưng 5 cửa ô một thời sẽ mãi sâu đậm trong ký ức người Hà Nội.
Trưng bày 'Hà Nội và những Cửa ô' tại Hoàng thành Thăng Long đã mang đến cho người xem một hành trình lịch sử đầy ý nghĩa về Thăng Long - Hà Nội thông qua hình ảnh của những cửa ô thân thuộc.
Những cửa ô là một đặc trưng riêng có của Hà Nội, hình thành, phát triển với lịch sử Thăng Long-Hà Nội. Nay Hà Nội chỉ còn một cửa ô (Ô Quan Chưởng), nhưng những cửa ô luôn là niềm tự hào của người Hà Nội. Công chúng sẽ được tìm hiểu nét đẹp, lịch sử của những cửa ô qua trưng bày tại Hoàng thành thăng Long.
Sáng 7/10, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề 'Hà Nội và những cửa ô' tại Hoàng thành Thăng Long.
Mở cửa từ ngày 7-30/10 tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những cửa ô' là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Sáng 7-10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày 'Hà Nội và những cửa ô'.
Sáng 7-10, tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề 'Hà Nội và những cửa ô', nhằm giới thiệu lịch sử của các cửa ô Hà Nội gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.
Hình ảnh của những cửa ô Hà Nội xưa giờ chỉ còn hiện hữu trong câu hát, vần thơ, ký ức mỗi người Hà Nội. Sau những biến cố lịch sử và thời gian, những dấu tích của kinh thành Thăng Long xưa đã dần phai mờ, chỉ còn lại một cửa ô duy nhất đó là Ô Quan Chưởng, còn được biết đến với cái tên Ô Đông Hà. Trải qua bao năm tháng, Ô Quan Chưởng vẫn tồn tại như một minh chứng về một Hà Nội cổ kính, rêu phong, nhưng vẫn luôn tràn đầy sức sống.
'Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…' - Đó là lời trong ca khúc 'Tiến về Hà Nội' của nhạc sĩ Văn Cao. Và nhiều người đến nay vẫn đinh ninh rằng Hà Nội có 5 cửa ô, thế nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử, cùng những tư liệu mà chúng tôi tìm hiểu thì Hà Nội xưa có nhiều cửa ô.
Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng mai (7/10) sẽ diễn ra lễ khai mạc Trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'.
Trong lòng Hà Nội, những cửa ô không chỉ là những công trình kiến trúc cổ kính mà còn là những chứng nhân sống động của lịch sử, văn hóa và cuộc sống người dân Thăng Long.
Tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm sáng nay (6/10) sẽ diễn ra Lễ khai mạc 'Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình' kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình. Chương trình hứa hẹn màn trình diễn hoành tráng thể hiện khát vọng xây dựng Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình - Thành phố sáng tạo
'Hà Nội ơi nhớ về mùa thu tháng mười. Áo học trò xanh những hàng me. Hà Nội ơi, ta nhớ không quên. Hà Nội ơi, trong trái tim ta…'. Không biết tự bao giờ, những giai điệu về Hà Nội cứ thao thiết trong lòng tôi như thế - một người con sống ở vùng đất núi Ngự, sông Hương (xứ Huế).Từ khi còn là cậu học trò trường làng, dù chưa một lần đặt chân đến, tôi vẫn mến và yêu vô cùng Hà Nội qua những trang sách, qua những ca từ, điệu nhạc. Dẫu chưa hiểu nhiều, biết nhiều về Hà Nội, nhưng với tôi, đó là vùng đất thiêng, chốn hào hoa, lịch lãm. Năm lớp 11, đọc truyện ngắn 'Hai đứa trẻ' của nhà văn Thạch Lam, tôi tìm thấy bóng dáng mình trong nhân vật Liên và An. Nơi phố huyện tăm tối với cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, hai đứa trẻ đêm đêm ngồi đợi tàu chạy từ Hà Nội về. Cũng như Liên, tôi mơ tưởng và khát khao đến cháy lòng được một lần 'chạm' đến vùng đất 'trong mơ' của mình.Rồi tình yêu Hà Nội được bồi đắp, lớn dần khi tôi rời miền quê vào thành phố học đại học. Hạnh phúc biết bao khi vào thư viện Trường Đại học Sư phạm Huế tôi tìm kiếm trong thư mục và mượn đọc say sưa tất cả các tác phẩm viết về Hà Nội mà thư viện có. Đọc 'Hà Nội băm sáu phố phường' của Thạch Lam mà thèm được một lần thưởng thức các món ngon trên đất Hà thành.Dù chỉ mới được thưởng thức món ngon Hà Nội qua những dòng văn như thế này mà đã xuýt xoa: 'Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối. Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: Phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc...Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc còn giữ được 'hương vị xứng kỳ danh' nữa. Có người nào thứ chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao? Một vòng quanh Hà Nội bằng vị
Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội vừa thông báo về việc tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ năm 2024 với chủ đề 'Hà Nội và những cửa ô' tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, số 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội vào ngày 7/10. Sự kiện do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức.
Tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những cửa ô' giới thiệu khoảng 170 tài liệu, hình ảnh với nội dung về 3 chủ đề: Cửa ô xưa, Cửa ô chiến thắng, Cửa ô Hà Nội hôm nay.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ giới thiệu 70 tác phẩm chủ đề 'Hà Nội sức sống và niềm tin'.
Trưng bày tư liệu 'Hà Nội và những Cửa ô' cung cấp một góc nhìn trực quan, sinh động nhất về lịch sử hình thành, vai trò và sự biến đổi của các cửa ô Hà Nội qua các thời kỳ.
Chiều 2-10, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội công bố chuỗi chương trình triển lãm, trưng bày về các cửa ô nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954/10-10-2024), tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Triển lãm 'Hà Nội sức sống và niềm tin' giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc được chọn lọc từ bộ sưu tập mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tranh của các danh họa Bùi Xuân Phái, Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Tỵ… về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng Thủ đô trong triển lãm 'Hà Nội - Sức sống và Niềm tin', diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), từ ngày 8 đến 22-10.
'Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm', đây không chỉ là cảm xúc của riêng của chàng thanh niên trong ca khúc 'Thu cuối', mà còn là cảm nhận của những người yêu thành phố này.