Ở Hải Dương, không ít giáo viên đã trải qua giai đoạn khó khăn, vất vả nhưng các thầy, cô vẫn một lòng yêu học sinh và quyết tâm bám trụ với nghề.
Giấc mơ của anh em chúng tôi được nuôi dưỡng, lớn lên từ thúng mẹt của mẹ. Đó là cách mà bố tôi thường ví von khi những gánh hàng không quản nắng mưa, ốm đau của mẹ vẫn tất tả ngược xuôi, vất vả bộn bề…
Có những bậc cha mẹ, mặc dù gia cảnh khó khăn vẫn sẵn sàng nỗ lực, đánh đổi tất cả để đầu tư cho việc giáo dục con, để con cái có thể được học hành đến nơi đến chốn. Hành trình đó chính là minh chứng cho ý chí kiên cường và là nguồn cảm hứng về sức mạnh của tình yêu và lòng tin vào giáo dục.
Sáng 18-11, đoàn công tác tỉnh đã đến thăm, tặng quà các gia đình dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.
Dù làm những nghề rất đỗi bình thường, nhưng rất nhiều phụ nữ vẫn miệt mài lao động để nuôi con ăn học, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Trước đó, nhằm kịp thời hỗ trợ chị Nguyễn Thị Kim Châu chi phí phẫu thuật, Báo VietNamNet đã trao 35.905.000 đồng. Đến nay, tổng số tiền chị nhận được là 62.210.000 đồng.
Những người làm nghề khóc thuê tại đám tang được trả công rất hậu hĩnh, đủ nuôi con ăn học, thậm chí mua nhà, mua xe.
Với bản tính siêng năng, cần cù trong lao động, chí thú làm ăn, gia đình anh Lê Hoài Anh và chị Hồ Thị Lài (ngụ ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân) quyết tâm vượt qua nghèo khó không chỉ bởi mong muốn gia đình, con cái có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn ý thức vươn lên vì không muốn trở thành gánh nặng cho xã hội.
Chiều 9/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Bảo Lộc phối hợp cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo, Người tàn tật và Trẻ mồ côi thành phố và nhà tài trợ tổ chức bàn giao căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tại phường B'Lao.
Ngày 8-11, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo phối hợp với Hội Nông dân thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ) trao tặng bò giống cho gia đình bà Hoàng Thị Thậm, một hộ nghèo người dân tộc thiểu số.
Ngày 8/11, Hội Khuyến học tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Tháp về Chương trình Gương sáng hiếu học trao học bổng trị giá 12 triệu đồng cho em Hồ Như Ngọc, ngụ tại Rạch Ngã Am, Khóm Tân An, Phường An Hòa.
Sáng 7-11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, LĐLĐ TP.Thủ Dầu Một phối hợp với UBND TP.Bến Cát tổ chức bàn giao nhà 'Mái ấm Công đoàn' cho công đoàn viên Nguyễn Minh Tưởng (Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Đại Nam, TP.Thủ Dầu Một).
Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.
Chiều 2/11, Báo Lai Châu và em Nguyễn Lam Phương - Thí sinh thuộc tỉnh Lai Châu tham dự cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trao quà cho gia đình chị Giàng Thị Sú ở bản Phan Chu Hoa, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường.
Dù mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung và suy tim bẩm sinh nhưng nhiều năm qua, một mình chị Lê Thị Thừa (51 tuổi), ở thôn Kinh Duy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, phải làm thuê, làm mướn để nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn học. Đời mình đã quá khổ, chị chỉ mong mình có đủ sức khỏe nuôi con hoàn thành việc học để có tương lai tươi sáng hơn...
Chiều 01/11, Công đoàn cơ sở, Hội Cựu chiến binh, Chi đoàn cơ sở của Sở Xây dựng tỉnh Long An phối hợp tổ chức trao nhà tình thương cho gia đình gặp khó khăn về nhà ở tại huyện Châu Thành.
Được nuôi nấng, ăn học đàng hoàng nhưng Phạm Tuấn Anh chẳng những không báo hiếu cha mẹ, nghịch tử này còn nhiều lần hành hung bậc sinh thành. Hành vi bất hiếu ấy đã bị TAND TP Thanh Hóa nghiêm trị bằng một mức án nghiêm khắc.
Sáng 30-10, Ủy Ban MTTQ phường Phú Xá (TP. Thái Nguyên) tổ chức khánh thành và bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Nguyễn Thái Phương, ở tổ dân phố 6.
3 năm qua, bà Hồ Thị Lý ở TP Ninh Bình cùng các con đã ủng hộ 1,4 tỷ đồng cho phố, phường để tu sửa Đài tưởng niệm liệt sĩ, lắp camera, mua sắm trang thiết bị...
Sự giúp đỡ của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống giúp 4 cháu bé mất bố, mẹ bỏ đi lấy chồng có điều kiện được ăn học, trưởng thành.
MALAYSIA - Một người đàn ông làm nghề quét dọn suốt 27 năm, sẵn sàng nhận những việc ai cũng tránh để lo cho gia đình và nuôi dưỡng các con thành tài - hiện là bác sĩ, thẩm phán và kỹ sư.
Miệt mài kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống hay ít nhất là có thêm trải nghiệm, nhưng cuối cùng, không ít sinh viên đã bỏ bê việc học.
Sáng 23/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phong Điền phối hợp với Liên Đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức lễ khởi công xây dựng 2 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trên địa bàn xã Điền Hải.
Đói khổ là vậy song những gia đình hiếu học bên dòng sông Ba ở Gia Lai luôn căn dặn các con phải cố gắng học hành bởi có cái chữ mới có được tương lai.
Hộ ông Trần Hoàng Vĩnh, Ấp 12, xã Khánh Lâm, là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại huyện U Minh. Trước đây, gia đình ông Vĩnh có 1 ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng cuộc sống khó khăn, do chỉ độc canh cây lúa, sản xuất kém hiệu quả. Ðể có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình và lo cho con cái ăn học, vợ chồng ông Vĩnh đã cải tạo hơn 2,5 công đất quanh nhà và bờ xáng trồng dưa leo, đậu đũa, bầu, mướp, khổ qua.
Nông Thị Hưng đã gây ngạc nhiên cho công chúng khi xuất bản tập thơ thứ 4 của mình mang tính đột phá 'Sợi tơ cột trái tim người'. Điều này đặc biệt ấn tượng bởi chị là một người phụ nữ dân tộc Tày với hoàn cảnh vô cùng khó khăn: Quê hương nghèo, gia đình nghèo, bản thân nghèo, nhưng lại có niềm đam mê thơ ca mãnh liệt. Chị đã bị gia đình ngăn cản, thậm chí đốt thơ của chị vì lo lắng về điều kiện sống của chị. Có khi Nông Thị Hưng phải giấu và chôn thơ để bảo vệ đứa con tinh thần của mình. Sau đó, chị về Hà Nội, vừa làm nhiều nghề để kiếm sống và nuôi hai con ăn học, vừa nuôi dưỡng khát vọng thơ ca. Cuối cùng, chị đã đưa thơ của mình từ miền núi ra cuộc sống thành thị.
Trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều em học sinh trên địa bàn huyện, những năm qua, Ban CHQS huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) đã tích cực triển khai chương trình 'Đồng hành cùng em đến trường'. Tình cảm và sự quan tâm, sẻ chia của cán bộ, nhân viên Ban CHQS huyện đã trở thành nguồn động lực giúp các em học sinh vững bước đến trường, đạt nhiều thành tích cao trong học tập.
Bên cạnh những món quà vật chất, những lời chúc 20/10 ngắn gọn và ý nghĩa cũng là món quà tuyệt vời dành cho mẹ.
Sinh ra và lớn lên ở ngôi làng ven biển, có ba quanh năm bám biển mưu sinh, nhưng anh Quang Trọng (Điện Bàn, Quảng Nam) lựa chọn rẽ sang một hướng khác khi theo đuổi công việc liên quan đến ngành y.
Ngày 18-10, tại thôn Lăng Khán, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa), CLB tiếng Anh vì cộng đồng tỉnh Bình Dương trực thuộc Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Dương cùng các đơn vị đã trao tặng Ngôi nhà mơ ước cho gia đình em Ma Thị Bình, dân tộc Tày, lớp 2A, trường Tiểu học Quý Quân, xã Quý Quân (Yên Sơn) hiện đang ở cùng mẹ ở thôn Lăng Khán, xã Hòa Phú.
Bước sang tuổi thất thập, ông Dương Tài Phủ, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn (Lương Sơn) có niềm tự hào mà nhiều người ở vùng sâu, vùng xa như ông không làm được. Không phải về tiền bạc, của cải, mà ông luôn tự hào cả đời làm lụng vất vả đã nuôi được 3 người con học cao đẳng, đại học và trưởng thành. Ở thành phố, thị xã chuyện đó là bình thường, nhưng ở vùng khó khăn như xã, xóm của ông thì không phải ai cũng làm được.
Nhân Ngày Vì người nghèo Việt Nam 17/10, sáng nay 17/10, đại diện chương trình 'Vòng tay nhân ái Báo Quảng Trị' đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 1 triệu đồng cho bà Lê Thị Gái (sinh năm 1971), sống tại khu phố Phương Gia, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà.
Để đưa mỗi trận đấu, mỗi giải đấu thể thao đến thành công, cần có sự góp sức từ nhiều phía, từ phía vận động viên, từ ban tổ chức giải và cũng có một phần rất lớn từ trọng tài - những người chịu trách nhiệm 'cầm cân nẩy mực' điều hành các trận đấu một cách công bằng.
Nhà 'Khăn quàng đỏ' do Hội đồng Ðội huyện Phú Tân và Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện đẩy mạnh triển khai từ năm 2016. Ðây là chương trình mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.