Giữ hồn cho gốm Bàu Trúc

Nghệ nhân Đàng Thị Phan ở làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) ba lần ra Bảo tàng Dân tộc Hà Nội thi tay nghề nặn gốm thủ công. Lần thứ tư bà Phan mang theo 50 kg đất đồng Nú Lăng trộn với cát sông Quao mang sang thủ đô Nhật Bản trình diễn nghề gốm truyền thống Bàu Trúc trong vòng 2 tháng. Người làng Bàu Trúc không quên những nghệ nhân giữ gìn truyền thống nghề làm gốm của người Chăm, tìm cách phát triển, thổi hồn vào từng sản phẩm truyền thống của quê hương.

Thăng trầm nghề gốm Chăm Bàu Trúc

Làng gốm Chăm Bàu Trúc ở Ninh Thuận có tuổi đời hơn 800 năm đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Bí ẩn quanh đồi Trầu

Tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận) là ký ức khó quên trong tôi bao năm qua. Ở đây tôi đã từng uống rượu nho Ba Mọi say đến bí tỉ và nghêu ngao hát theo những cậu bé người Chăm. Thật tình cờ mới đây, vào làng gốm Bầu Trúc tôi làm quen với nghệ nhân Đằng Năng Tự, con trai của bà Đàng Thị Phan. Anh đã kể tôi nghe thêm những chuyện quanh đồi Trầu - nơi có ba ngọn tháp đầy bí ẩn bao đời nay.

Tìm hướng đi bền vững cho gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được xem là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Từ bàn tay thủ công và kỹ thuật nung lộ thiên của đồng bào người Chăm đã thổi hồn vào sản phẩm gốm những nét riêng độc đáo, quyến rũ.

Vũ điệu gốm Chăm

Ninh Thuận có làng Bàu Trúc nổi tiếng một dòng gốm Chăm đặc sắc. Mỗi khâu, mỗi nét trong nghề gốm ở đây đều đặc sắc: nguồn gốc lâu đời, nguyên liệu đất và cách pha chế, cách nung và tạo màu men, tính độc bản của từng sản phẩm… Nhưng độc đáo hơn cả là cách những người phụ nữ ở đây tạo ra gốm - họ 'đánh vòng'.

Ở vùng đất nghề mẹ truyền con gái nối

Ở Ninh Thuận - vùng đất đầy nắng và gió ấy có rất nhiều điều thú vị. Và một trong những điều đó là những câu chuyện về nghề mẹ truyền con gái nối…