Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định từ ngày 10-6 tới sẽ mở cửa đón khách quốc tế nhập cảnh với mục đích du lịch, bắt đầu từ các đoàn tour trọn gói, nhưng chưa tiếp nhận khách du lịch từ Việt Nam.
Các hãng hàng không trong nước đánh giá nhu cầu đi lại, du lịch trong mùa hè này sẽ tăng trưởng cao, thậm chí còn cao hơn thời điểm trước dịch Covid-19, nên đã chuẩn bị tăng tải.
Từ nay đến tháng 7-2022, Công ty Du lịch Duy Nhất Đông Dương cùng nhiều đối tác dịch vụ sẽ đưa đại diện của hàng chục hãng lữ hành, truyền thông của Thái Lan, Malaysia đến Việt Nam tìm hiểu du lịch và sẽ tổ chức ngày du lịch Việt Nam tại 2 nước này để quảng bá hình ảnh điểm đến.
Sau hơn 2 năm tạm ngưng, từ ngày 1-6 tới, Chính phủ Hàn Quốc sẽ cấp lại thị thực (visa) du lịch ngắn hạn C-3 cho khách du lịch nước ngoài đến nước này. Thêm vào đó, visa đi lại nhiều lần (multiple visa) có hiệu lực trở lại.
Trái ngược với hình ảnh nhộn nhịp tại nhiều khách sạn ở một số điểm du lịch, hệ thống khách sạn tại TPHCM vẫn vắng vẻ sau nửa năm thành phố mở cửa lại kể từ đợt bùng dịch lần thứ tư.
Người nước ngoài được dùng thị thực điện tử (e-visa) xuất nhập cảnh qua Sân bay Quốc tế Vân Đồn từ ngày 27-4. Cùng với Vân Đồn, hiện Việt Nam có 8 sân bay cho phép khách nước ngoài dùng e-visa để xuất nhập cảnh.
Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế với Covid-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam từ hôm nay (27-4). Như vậy, người nhập cảnh sẽ không phải mất thời gian chờ để khai báo y tế như thời gian qua, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc tại sân bay.
Liên quan đến tình trạng ùn tắc tại khu vực xuất nhập cảnh ở một số sân bay quốc tế do việc khai báo y tế quá lâu, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế giải quyết vướng mắc về khai báo y tế; trong hôm nay (26-4) phải có hướng dẫn cụ thể về điều kiện y tế cho người nước ngoài vào Việt Nam.
Gần một tuần trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tiếp tục tăng cao. Các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO tăng đường bay đợt 2 với hàng trăm chuyến. Những hãng khác như Vietravel Airlines đã mở và khôi phục đường bay đến các điểm du lịch.
Hơn một tuần trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nhiều đường bay, đặc biệt là đường bay đến các điểm du lịch nổi tiếng đã hết vé. Lượng hành khách qua các sân bay được dự báo là sẽ tăng rất cao, như ở Phú Quốc, lượng khách sẽ tăng từ 58 -68%.
Ngay cả trong giai đoạn cao nhất trước dịch Covid-19, sân bay quốc tế Cần Thơ cũng chỉ đạt hơn 40% công suất. Để tăng sản lượng khai thác, Cục Hàng không vừa đề xuất nhiều chính sách như miễn thị thực cho khách nước ngoài, giảm giá dịch vụ hàng không, cho phép sân bay khai thác 24/7.
Ấn Độ là một trong những thị trường mà du lịch Việt Nam cho rằng cần phải đầu tư để thu hút khách đến sau Covid-19. Mới đây, Asia DMC, một công ty có kinh nghiệm về thị trường này, đã gợi ý những việc cần làm để thu hút du khách Ấn. Trong đó, có ý tưởng về đầu tư mạnh cho du lịch MICE – đám cưới.
Những công ty hàng đầu của mảng du lịch tàu biển cho biết, nhiều hãng tàu biển quốc tế đã có lịch đưa khách đến Việt Nam từ mùa đông khách vào cuối năm nay.
Hôm nay (8-4), TPHCM đã tổ chức lễ chào đón 130 du khách quốc tế, trong đó phần lớn là thương nhân có quốc tịch Mỹ đến thành phố du lịch và tìm kiếm cơ hội làm ăn. Đây là một trong những sự kiện cột mốc, mở màn cho chuỗi sự kiện để thu hút du khách nước ngoài quay lại sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19.
Liên quan đến ý kiến của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng, việc TPHCM thu phí hạ tầng cảng biển là gia tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thành phố cho rằng, việc thu là đúng luật, đúng thực tiễn và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.
Hôm nay (7-4), Cục Thuế TPHCM nhận được văn bản của 2 doanh nghiệp trúng đấu giá 2 lô đất ở Thủ Thiêm, đề nghị cho phép phân kỳ nộp tiền sử dụng đất cho đến tháng 9 sắp tới nhưng cơ quan thuế không đồng ý.
TPHCM bắt đầu thực hiện chương trình 'Thành phố Hồ Chí Minh Chào đón bạn – Welcome to Ho Chi Minh City' để mời du khách trở lại sau hai năm gián đoạn vì dịch bệnh. Nhân sự kiện này, hàng trăm doanh nghiệp đã đưa ra các chương trình ưu đãi để chào đón khách du lịch.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) vừa đưa Việt Nam ra khỏi danh sách tăng cường kiểm dịch. Từ hôm nay (1-4), người Việt Nam đã tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19 không phải cách ly y tế khi đến nước này.
Lượng khách mua tour du lịch nước ngoài đang tăng trưởng cao. Nhiều công ty lữ hành đã tổ chức được nhiều đoàn đi Dubai, Maldives, Mỹ… và đã có những công ty giới thiệu lịch tour nước ngoài định kỳ từ đây cho đến cuối năm 2022.
Hôm nay (24-3), đại diện tỉnh Lâm Đồng, một điểm đến thu hút nhiều du khách, đã đến TPHCM quảng bá cho chuỗi sự kiện du lịch vào kỳ nghỉ 30-4 sắp tới.
Hãng hàng không AirAsia vừa cho biết sẽ khôi phục các chuyến bay quốc tế từ ba thành phố của Việt Nam, gồm Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng đến Bangkok của Thái Lan từ tháng 4 tới.
Sau bốn ngày mở cửa hoàn toàn mảng du lịch quốc tế, Việt Nam đã đón đoàn 235 khách du lịch từ Kazakhstan đến Phú Quốc du lịch.
Sau khi có hướng dẫn về phòng dịch của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đã đưa ra phương án mở lại du lịch. Theo đó, du khách nước ngoài tuân thủ hướng dẫn y tế của Bộ Y tế và mua bảo hiểm du lịch có chi trả cho điều trị Covid-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 10.000 đô la Mỹ.
Malaysia sẽ mở cửa biên giới, đón khách quốc tế trở lại từ ngày 1-4 tới. Du khách đã tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19, âm tính với SARS-CoV-2 có thể tự do du lịch, không phải cách ly.
Hôm nay (16-3), một ngày sau khi Việt Nam mở hoàn toàn mảng du lịch quốc tế, Vietnam Airlines đã có chuyến bay chở những du khách nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam từ Singapore.
Bộ Y tế vừa hướng dẫn phòng, chống dịch với người nhập cảnh. Hành khách vào Việt Nam không phải cách ly và không phải xét nghiệm sau khi đến nơi.
Tối nay, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đưa ra thông điệp, Việt Nam không chỉ mở cửa du lịch mà còn chính thức mở lại giao lưu, giao thương quốc tế từ ngày 15-3.
Tiếp sau nghị quyết về việc miễn thị thực cho công dân của 13 nước, hôm nay (15-3), Chính phủ Việt Nam tiếp tục đồng ý khôi phục các biện pháp, thủ tục về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài như trước dịch Covid-19.
Để chuẩn bị cho việc mở cửa lại du lịch quốc tế từ 15-3, Chính phủ đã quyết định nới rộng lại các điều kiện về cấp thị thực (visa) cho công dân nhiều quốc gia theo hình thức miễn thị thực đơn phương.
Ngành y tế và du lịch vừa liên tục có các kiến nghị liên quan đến việc phòng chống dịch Covid-19 với người nhập cảnh. Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh không cần có xác nhận đã tiêm chủng vaccine Covid-19 hoặc từng khỏi bệnh này, còn du lịch muốn bỏ quy định xét nghiệm trước khi bay.
Hôm nay (8-3), 287 người Việt đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chiến sự ở Ukraine đã về nước. Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục có văn bản yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam thực hiện các chuyến bay sơ tán công dân Việt Nam. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cũng được yêu cầu sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ khi có chuyến bay sơ tán công dân Việt hạ cánh.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Sở Du lịch TPHCM vừa ký thỏa thuận hợp tác để thu hút du khách châu Âu đến thành phố. Trong đó, EuroCham sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tổ chức các sự kiện MICE (du lịch kết hợp tham gia sự kiện) tại TPHCM
Bộ Y tế vừa xin ý kiến Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19 về việc thực hiện các biện pháp phòng dịch với khách quốc tế. Theo đó, 24 giờ đầu khi nhập cảnh, khách phải xét nghiệm SARS-CoV-2, nếu âm tính thì được rời khỏi nơi lưu trú.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án mở cửa lại du lịch. Trong đó, bộ xin chỉ đạo của Thủ tướng về nhiều vấn đề mà cơ quan này có ý kiến khác với các bộ khác, bao gồm ý kiến về thắt chặt kiểm soát y tế với du khách nước ngoài của Bộ Y tế.
Đề nghị thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch với khách quốc tế của Bộ Y tế tiếp tục nhận được những phản ứng rất gay gắt từ giới kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp cho biết sẽ kiến nghị với Thủ tướng về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách nối lại thị thực cho du khách nước ngoài. Trong đó, có phương án phục hồi chính sách miễn thị thực đơn phương, song phương với khách quốc tế như hồi trước dịch.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Ngoại giao khẩn trương có tờ trình về việc áp dụng lại chính sách thị thực như trước khi có đại dịch Covid-19.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa yêu cầu các cơ quan quản lý du lịch địa phương chuẩn bị kế hoạch mở cửa du lịch từ ngày 15-3 tới.
Sau khi nhận được sự đồng thuận của các bộ, ngành liên quan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức gửi văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách thị thực (visa) cho khách nhập cảnh Việt Nam như đã thực hiện từ trước năm 2020.
Cơ quan chức năng đang tính nối lại hoàn toàn mảng du lịch quốc tế từ ngày 15-3 tới để tạo thuận lợi cho du khách. Từ đây cho đến khi mở cửa, để đi du lịch Việt Nam, du khách cần tuân thủ các quy định của chương trình thí điểm đón khách quốc tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đồng ý từ ngày 15-3 tới sẽ mở lại mảng du lịch quốc tế, dừng áp dụng các biện pháp giới hạn về cấp visa, nối lại các chính sách cấp visa điện tử, miễn visa đơn phương và song phương như trước dịch Covid-19.
Hôm nay (15-2), lãnh đạo các bộ, ngành đã thống nhất báo cáo Chính phủ dừng áp dụng các biện pháp giới hạn về cấp thị thực (visa) từ ngày 15-3 tới và thực hiện các chính sách cấp thị thực điện tử, miễn thị thực đơn phương và song phương như trước dịch Covid-19.
Việt Nam sẽ mở lại tất cả các đường bay quốc tế thường lệ như hồi trước dịch Covid-19 và không hạn chế tần suất bay từ 0 giờ ngày 15-2 tới.
Từ đầu tháng 1-2022 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam tăng rất cao, có thời điểm tăng đến 425% so với cùng kỳ 2021. Cùng với hàng không, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam cũng tăng mạnh.
Theo Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2022-2026, kỳ vọng đặt ra cho năm 2026 là phục vụ khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa. Những con số này bằng với cột mốc của năm 2019. Có thể hiểu theo một cách khác, ngành công nghiệp không khói đã bị thụt lùi mất 7 năm bởi sự tác động của Covid-19.