Sự tích các thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội

Thành hoàng là danh từ chung để chỉ vị thần tối linh của làng xã được dân chúng thờ phụng. Thành hoàng còn được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng. Đa số sự tích về thành hoàng làng là những truyền thuyết, huyền thoại được Bộ Lễ sao chép lại và triều đình phong kiến công nhận, cho phép dân làng thờ phụng. Cuốn sách: 'Sự tích các thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội' của PGS.TS Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội chính là một cửa ngỏ để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu hơn về những mảnh hồn cư dân Thăng Long - Hà Nội trong sự hòa đồng với thiên nhiên, với xã hội nhân quần, hòa đồng ở không gian tâm linh, huyền thoại.

Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Phúc Thọ

Sáng 13-6, tại UBND xã Trạch Mỹ Lộc, Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 28, gồm các ông, bà: Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Nguyễn Doãn Hoàn, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội Hoàng Thị Tú Oanh đã tiếp xúc cử tri huyện Phúc Thọ trước Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố khóa XVI.

Hà Nội có thêm nhiều Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công bố danh mục 26 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, Hà Nội có số lượng nhiều nhất với 5 di sản.

Công bố thêm 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

26 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề may áo dài truyền thống Trạch Xá, lễ hội chùa Thầy, lễ hội diều Bá Dương Nội, nghề làm bánh tráng Túy Loan…

Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 22-2, UBND huyện Phúc Thọ cho biết Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành quyết định về việc công nhận lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Độc đáo Đình Hạ Hiệp - Di tích Quốc gia đặc biệt của huyện Phúc Thọ

Ngày 28/4 tới đây, huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) sẽ tổ chức lễ đón bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Hạ Hiệp (xã Liên Hiệp). Đây là Di tích Quốc gia đặc biệt thứ 3 của huyện Phúc Thọ, sau Đền Hát Môn (xã Hát Môn) và Đình Tường Phiêu (xã Tích Giang).

Sáng tạo từ hình tượng tiên nữ

Tại tọa đàm 'Tinh hoa văn hóa Việt - Hình tượng tiên nữ' vừa diễn ra, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế cho biết, Rồng - Tiên đã được đề cập trong vô số tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng như các công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa ở Việt Nam.

Đình Tường Phiêu: Vũ điệu của Rồng bên dòng sông Tích

Đình xây nên từ thế kỷ 17, thờ Tản Viên Sơn Thánh - cũng là Thành hoàng làng. Ở góc độ kiến trúc, Tường Phiêu hiện lưu giữ nhiều hình tượng chạm khắc độc đáo, khác biệt hẳn với các đình cổ xứ Đoài...

Khám phá kiến trúc hiếm có của ngôi đình gần 600 tuổi

Không được nhiều người biết đến như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến hay đình Mông Phụ, thế nhưng khi đặt chân đến đình Tường Phiêu (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), người ta mới thấy được cái khác lạ, cái đặc biệt, cái hiếm có của ngôi đình này khi được tận mắt thăm quan.

Gò Đống Đa trở thành Di tích quốc gia đặc biệt

Trong số 11 di tích quốc gia đặc biệt dịp này được xếp hạng, Hà Nội có thêm ba di tích nổi bật là Gò Đống Đa.