Trong 2 năm trở lại đây, lượng du khách đến với Côn Đảo ngày càng đông, là cơ hội để hòn đảo ngọc Việt Nam phát huy những giá trị vốn có giữa mênh mông biển khơi. Tuy nhiên, những bất cập về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường… đang dần trở thành rào cản cho sự phát triển của du lịch ở vùng đất này.
PTĐT - Ngày 24-8 tại Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Ban liên lạc cựu chiến binh Đại đoàn 308 Quân tiên phong tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong (28/08/1949 * 28/08/2019); 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Đền Hùng, giao nhiệm vụ cho Đại đoàn về tiếp quản Thủ đô (19/9/1954 * 19/9/2019).
Vừa chạm đôi mươi, chị Định Thị Mận xung phong vào chiến trận, nếm trải mọi gian khổ, hiểm nguy để 'những chuyến xe bon bon ra chiến trường'. Hòa bình lập lại, bao nhiêu khó khăn, gian khổ của cuộc sống đời thường không thể khiến chị khuất phục. Chị lại xung phong trên mặt trận chống đói nghèo, trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế ở Xuân Vân (Yên Sơn). Ở chị Mận, tinh thần xung phong lúc nào cũng sáng mãi như 'tuổi đôi mươi'.
Với chức năng nuôi dưỡng, điều trị cho thương binh, bệnh binh nặng các loại và thương binh nặng bị tâm thần mãn tính, những năm qua, Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Thanh Hóa (xã Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa) đã tiếp nhận, phục hồi chức năng cho hàng trăm thương, bệnh binh tại các chiến trường trở về.
Chẳng ở nơi đâu mà đau thương, mất mát hiện hữu mồn một như ở xứ sở này. Một đất nước mà xã nào cũng có nghĩa trang liệt sỹ. Còn ở những nơi chiến trận, bom đạn quân thù ác liệt trút xuống thì mỗi ngọn cỏ, nhành hoa mọc lên cũng đều thấm từ máu của những người nằm xuống. Như Đồng Lộc, Truông Bồn, Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Quảng Trị…và những địa danh khác dọc con đường Trường Sơn huyền thoại. Bao chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi xả thân cho Tổ quốc mãi mãi không về.
Con đường trải nhựa chạy thẳng vào khối 6, thị trấn Khe Sanh đưa chúng tôi đến ngôi nhà của bà Kăn Chòng, nữ bộ đội Trường Sơn người Pa Kô gan dạ tiếp lương, tải đạn thời đánh Mỹ cứu nước ngày nào. Trong ngôi nhà sàn đơn sơ nhưng sạch sẽ, gọn gàng, bên những kỉ vật chiến tranh đi cùng năm tháng được gói gém cẩn thận, Kăn Chòng nở nụ cười hiền hậu đón khách đến thăm nhà. Chuyện trò với bà, chúng tôi được trở về với một thời được sống, chiến đấu hết mình của người phụ nữ Pa Kô ấy, cảm nhận ngọn đuốc cách mạng trong bà luôn soi sáng cho thế hệ trẻ của quê hương học tập và noi theo.
Trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam có một số lượng lớn (khoảng 450) các xe tăng lội nước của Liên Xô và các nước khác thuộc khối XHCN phát triển trong những năm 1949-1951, PT-76 sau này còn có thế hệ 2 là PT-76B năm 1958