Ninh Thuận hiện có 6 cụm công nghiệp thành lập, dự kiến thu hút đầu tư cụm công nghiệp với số lượng gấp đôi và đã ghi nhận nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Năng lượng tái tạo và du lịch cũng nằm trong 5 trụ cột chính mà tỉnh Ninh Thuận đang ưu tiên phát triển và kêu gọi đầu tư với 55 dự án.
Ninh Thuận đã mạnh dạn chuyển hướng chiến lược phát triển, biến bất lợi của nắng và gió, biến những vùng đất khô cằn, sỏi đá thành những trang trại điện Mặt Trời, điện gió tạo ra nguồn điện năng sạch.
Tính đến tháng 6/2020, Ninh Thuận có 13 dự án điện gió/678 MW được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 22.000 tỷ đồng, đến nay có 3 dự án/181 MW đã vận hành thương mại.
Ninh Thuận, Bình Thuận là hai địa phương tập trung số lượng lớn nhà máy điện mặt trời, dẫn đến tình trạng quá tải đường dây truyền tải nghiêm trọng.
EVNNPT đã đầu tư nâng công suất trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm từ 250 MVA lên 500 MVA.
EVNNPT, tuân thủ quy phạm và các quy định hiện hành....Phần đường dây đấu nối chuyển tiếp vào 02 mạch đường dây 220 kV NMĐ Vĩnh Tân - Phan Thiết, chiều dài tuyến khoảng 2,5 km.
Theo Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, dự án được thực hiện là nhằm truyền tải công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo ở khu vực phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận lên lưới điện quốc gia
Nắng và gió là tiềm năng vô hạn mà không một tỉnh, thành phố nào có được như tỉnh Ninh Thuận. Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB), Ninh Thuận có tổng giờ nắng trung bình cả năm là 2.800 giờ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, thời gian chiếu sáng dài và đồng đều, lượng bức xạ mặt trời hàng năm 161,6 kcal/cm2. Bên cạnh đó, ở độ cao 65 m tốc độ gió trung bình đạt tới 7,1 m/s, lượng gió thổi đều 10 tháng trong năm, đảm bảo ổn định cho đầu tư phát triển năng lượng tái tạo.
Thời gian qua, hàng loạt các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió được đầu tư vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận... dẫn đến quá tải lưới điện truyền tải khu vực này đang báo động. Thực tế là hệ thống điện đang thiếu hụt nguồn cung, nhưng nhà máy lại không thể phát hết công suất.
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nghị quyết, quyết định về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển KT-XH, trong đó chấp thuận chủ trương phát triển Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện 2 nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, địa phương này đã tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên gió và điện mặt trời để thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, từng bước xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.
Hình ảnh những cột điện gió 'ngủ hè', những 'cánh đồng' điện mặt trời (ĐMT) no nắng mà không chuyển được thành dòng điện… đã là chuyện thường ngày ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Đó là hệ quả tất yếu của việc đầu tư ồ ạt, không theo quy hoạch gây lãng phí nguồn lực. Nếu không sớm giải quyết nút thắt truyền tải điện, chiến lược trở thành thủ phủ của năng lượng tái tạo (NLTT) càng trở nên xa vời.