Vừa qua, Đoàn công tác số 14 đã đi thăm hỏi, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tại đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Cô Lin, An Bang, Đá Đông, Đá Tây, Trường Sa và nhà giàn DK1/20 Ba Kè.
Cùng đoàn công tác của thành phố Hà Nội đi thăm, tặng quà, động viên các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Trường Sa từ ngày 17 đến 26-4 vừa qua, Hoa khôi Hà Nội 2022 Vũ Thu Trà My cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào.
Đoàn đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I từ ngày 24 đến 30-4-2024
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 49 năm Ngày Giải phóng quần đảo Trường Sa, 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từ ngày 19 đến 25-4, Đoàn công tác thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Trưởng đoàn đã thực hiện chuyến thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1.
Các đảo trên huyện đảo Trường Sa của Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm tựa vừa giúp ngư dân vươn khơi, bám biển khai thác, đánh bắt thủy sản, vừa góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền vùng biển, đảo thân yêu của Tổ quốc. Trong số đó, Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Đá Tây đã trở thành địa chỉ tin cậy, là hậu phương vững chắc đối với ngư dân.
Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.
Từ ngày 2 đến 10-4-2024, Đoàn công tác số 1 của Bộ Quốc phòng đã tổ chức chuyến kiểm tra, thăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.
Những năm qua, bên cạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, quân và dân trên đảo Đá Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) còn hoàn thành tốt nhiệm vụ 'xanh hóa đảo', tích cực trồng, chăm sóc được nhiều loại cây cảnh, rau xanh, cây ăn trái. Đặc biệt, quân và dân trên đảo đã trồng thành công giống dưa hấu cho quả rất to, ngọt lịm.
Có những nét văn hóa mà quân dân Trường Sa đang thực hiện khiến cho những người từ đất liền mỗi khi ra thăm không ngớt lời khen ngợi. Chỉ một hành động, một việc làm của họ cũng toát nên phong cách, bản lĩnh chứa đựng một tâm hồn phóng khoáng, độ lượng và rất đỗi yêu thương.
Kiên cường bám trụ với nghề đi biển truyền thống, ngư dân Việt Nam từ lâu đã được xem như những 'cột mốc sống' bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Biển Đông. Đồng hành cùng họ trên mọi hành trình còn có những âu tàu, nơi được coi như những ngôi nhà thứ hai của ngư dân.
Ai đã từng đến Trường Sa đều thấu hiểu rằng, thời tiết nơi này vô cùng khắc nghiệt bởi nắng, nóng, sóng và gió biển. Thế nhưng, chỉ cần tàu vừa cập bến, hiện trước mắt mọi người không chỉ có cát trắng và san hô, mà còn là một màu xanh của cây lá. Mỗi đảo hiện lên như một 'Công viên xanh', 'Cột mốc xanh' giữa trùng khơi.
Trường Sa luôn là mái nhà rộng cửa cho những người con đất Việt đến cống hiến, nương nhờ.
Thực hiện chương trình 'Xanh hóa Trường Sa' và hưởng ứng 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ', sáng 14/2 (tức mùng 5 Tết), quân - dân các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân đã tổ chức Lễ phát động 'Tết trồng cây' nhân dịp đầu năm mới.
Trong không khí vui tươi chào đón Năm mới, các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa lại cùng nhau đi chùa, tổ chức và tham gia các trò chơi dân gian...
Đi Trường Sa, được tác nghiệp ở đây là một điều may mắn, tự hào. Được ăn Tết với cán bộ, chiến sỹ, bà con nhân dân Trường Sa càng trở nên đặc biệt hơn với đoàn phóng viên chúng tôi.
Tết đến Xuân về, cán bộ, chiến sỹ và bà con nhân dân sống trên đảo Đá Tây, Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, lại tổ chức thi gói bánh chưng Tết.
Tết đến xuân về, cán bộ, chiến sĩ và bà con nhân dân sống trên đảo Đá Tây, Quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) lại tổ chức thi gói bánh chưng Tết. Cuộc thi tạo bầu không khí vui vẻ, rộn ràng, thắm tình quân dân.
Trở về sau chuyến công tác kéo dài 20 ngày thăm quần đảo Trường Sa, món quà đầu tiên của phóng viên Đoàn Quỳnh Anh là hình ảnh xúc động của những thiên thần nhỏ nơi điểm tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc sống nơi đảo xa còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những em nhỏ ở đây vẫn lớn lên mạnh khỏe và yên bình như những mầm xanh của bàng vuông, của phong ba mỗi ngày bám sâu trong cát, trong nắng gió để giữ đảo.
Lá cờ Tổ quốc nền đỏ sao vàng luôn là niềm tự hào của mỗi người con Việt Nam, càng tự hào hơn khi chứng kiến cờ Tổ quốc tung bay trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Với những con người kiên cường, bản lĩnh, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, Trường Sa đã dần đi qua khó khăn. Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trên các xã đảo Trường Sa ngày càng đầy đủ, ấm no. Không chỉ những con đường bê tông sạch đẹp rợp bóng mát của cây xanh; trường học, nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ, các hộ dân... được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp mà hệ thống điện gió, năng lượng mặt trời, truyền hình vệ tinh được đầu tư đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân.
Khắc phục khó khăn, thiếu thốn nơi đảo xa, những người lính trên huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đã khiến chúng tôi bất ngờ bởi không khí Tết cổ truyền đầm ấm, thắm tình đồng đội.
Trong hải trình 18 ngày, Đoàn công tác của chúng tôi đã đến thăm các đảo An Bang, Đá Đông, Đá Tây, Trường Sa. Mỗi nơi đến thăm, đều để lại những cảm xúc không thể quên về tình cảm quân – dân; về ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo Tổ quốc của những người lính hải quân, của nhân dân trên đảo... Thêm tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam!
Chùa Đá Tây, Quần đảo Trường Sa, mang nét đẹp văn hóa tâm linh đã tiếp thêm sức sống mãnh liệt cho những hòn đảo - nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Chùa Đá Tây có cổng tam quan, sân chùa, gác chuông, cấu trúc theo hình chữ chữ 'Đinh' với nhà chính điện nối thẳng góc với nhà tiền đường. Mái nghiêng, lợp ngói và vút cong ở đầu đao mang đặc trưng kiến trúc mái chùa Việt Nam.
Ngày 15-1, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân do đồng chí Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và người dân đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Ngày 14-1, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã đến thăm, tặng quà Tết cán bộ, chiến sỹ điểm đảo Đá Tây B, Đá Tây C thuộc đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Cách đất liền gần 500km, đảo Đá Tây thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trở thành ngôi nhà chung của ngư dân-nơi họ luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết của Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân).
Trường Sa hôm nay là đại gia đình của những người lính ngày đêm giữ đảo; của tiếng nói cười trẻ thơ vang vọng và có cả những ngư dân can trường bám biển.
Cách bờ gần 400km, ít ai biết rằng giữa biển khơi bao la, đảo Đá Tây A còn có trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá thuộc diện lớn nhất quần đảo Trường Sa… Đây là một dự án của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm hỗ trợ tối đa ngư dân bám biển và là nơi tránh trú an toàn mỗi khi có bão.