Viết về lịch sử đã lùi xa là điều không dễ dàng, nhất là lại họa lịch sử bằng một sáng tác văn chương. Vậy mà, đã và đang có nhiều cây bút trẻ chọn lối đi đầy thử thách ấy.
Nhiều bạn trẻ lựa chọn ngồi hàng giờ trong quán nước, quán cà phê để học tập, xử lý công việc thay vì đến công ty. Họ cho rằng việc lựa chọn không gian tùy thích vừa tăng hiệu quả công việc, học tập vừa tạo cảm hứng.
Không chỉ làm một chiếc bánh thông thường, mẹ đảm Hà Nội còn sáng tạo, khéo léo tạo nên những chiếc bánh kem hình túi hàng hiệu đẹp mê li.
Không còn là 'đặc quyền' của những cây bút lão làng, gần đây, nhất là trong năm 2020, đề tài lịch sử đã nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả trẻ. Họ không chỉ có khao khát được thể hiện đam mê, sáng tạo mà còn là khao khát khẳng định vị thế của mình trong dòng chảy văn chương nước nhà.
Khái niệm 'nhà văn trẻ' là không hoàn toàn chặt chẽ khi đặt vào câu chuyện sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tác văn học về đề tài lịch sử nói riêng. Sự bình đẳng trước đề tài lịch sử liên quan tới cách nhìn nhận vấn đề. Thứ nhất: Thế nào là bình đẳng? Thứ hai: Lịch sử nào? Trả lời những câu hỏi đó phần nào đưa chúng ta đến gần hơn với thực tại viết về đề tài lịch sử của các nhà văn trẻ.
Khi văn học hiện thực đã bão hòa, trong khi thế giới ảo, Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển thì việc thỏa mãn nhu cầu giải trí cũng như thưởng thức văn học bằng những thể loại giả tưởng, siêu thực, kỳ ảo, khoa học viễn tưởng, dã sử, phiêu lưu... là một tất yếu khách quan. Không ít tác phẩm của các tác giả trẻ đã bước đầu đạt được thành tựu nhất định.
Thế hệ 9X, được tính từ năm 1990 đến 1999, trong đó người nhiều tuổi nhất xấp xỉ 30, còn trẻ nhất là 20 tuổi. Trong vài năm trở lại đây, văn đàn nước nhà chứng kiến hàng loạt tên tuổi 9X lần lượt xuất hiện. Họ đầy tự tin và mang đến không ít bất ngờ.