Người dân biển vốn mưu sinh nơi sóng nước trùng khơi, sự an nguy vẫn thường phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Và trong tín ngưỡng tâm linh, ngư dân luôn tin Cá Ông linh ứng giúp đỡ, chở che cho tàu thuyền ra khơi vào lộng an toàn, vượt qua hiểm nguy, bất trắc.
Huyện Như Thanh đã, đang tích cực rà soát, đánh giá hiện trạng và giải quyết triệt để những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý di tích, danh thắng, qua đó đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể của địa phương.
Trong các lễ hội xuân ở tỉnh ta, văn hóa ẩm thực mang tính đặc trưng bản địa thể hiện qua các vật phẩm dâng các vị thần, thánh. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa tinh thần mà còn thể hiện đạo lý tôn kính tổ tiên, công lao của các vị anh hùng dân tộc, góp phần nuôi dưỡng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Đền Rồng - đền Nước là cụm di tích nằm trên địa bàn thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long (Hà Trung). Đền Rồng là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn, còn được gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu, hay Mẫu Đệ Nhị, cai quản miền rừng núi, gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Đền Rồng được gọi theo vị trí đền tọa lạc ngay sát chân núi Rồng. Đền Nước là nơi thờ Mẫu Thoải, còn gọi là Thủy Cung Thánh Mẫu, hay Mẫu Đệ Tam, cai quản vùng sông nước. Tên gọi đền Nước là do đền nằm ngay phía trước hang đá - đầu nguồn của dòng suối nước trong mát quanh năm. Hiện nay, Nhân dân địa phương chỉ gọi với một cái tên chung đền Rồng - đền Nước.
Một năm bắt đầu bằng tháng Giêng, bằng những non tơ đến ngỡ ngàng của chồi non, lộc biếc, bằng những dịu êm của nắng mai, những vương vít của cánh bướm cánh ong tìm hoa, những trái tim thoáng thấy lòng rộng mở khi hát khúc yêu thương và khát vọng.