Ngày 5/7, Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình nhà 'Đại đoàn kết' tặng gia đình bà H Xeng Rmuah (sinh năm 1991), tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Dự buổi lễ có Đại tá Đỗ Quang Thấm, Chính ủy BĐBP Đắk Lắk; đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk.
Là sĩ quan trẻ của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum, những năm qua, Đại úy Nguyễn Hữu Lực, Trợ lý Ban Tuyên huấn (Phòng Chính trị, BĐBP tỉnh Kon Tum) liên tục được Bộ tư lệnh BĐBP, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh và Đoàn Thanh niên tỉnh Kon Tum tuyên dương 'Gương mặt trẻ tiêu biểu'.
Đại úy Nguyễn Hữu Lực, Trợ lý Tuyên huấn, Phòng Chính trị BĐBP Kon Tum là sĩ quan trẻ của BĐBP Kon Tum được Tỉnh đoàn Kon Tum vinh danh tại Lễ Tuyên dương 'Gương mặt trẻ tiêu biểu' lần thứ VI, Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2022. Không ngừng phát huy thành tích đạt được, năm 2023, đồng chí tiếp tục được đề nghị 'Gương mặt trẻ tiêu biểu'' trong BĐBP.
Với lý tưởng sống 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', trong năm 2023, gần 400 đồng chí đảng viên đã kết nghĩa với 1.183 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 300 hộ gia đình nhờ đó mà vươn lên thoát nghèo tại các bản làng biên giới tỉnh Kon Tum.
LTS: Tiếp bước những dấu chân khắc bằng xương máu của các thế hệ cha anh đi trước, từng dấu chân của đảng viên Biên phòng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum (các anh) hôm nay lại được đơm hoa, kết trái bằng những mô hình, việc làm cụ thể, góp phần đẩy lùi đói nghèo ở 13 xã biên giới. Đồng bào gọi đó là những dấu chân mở đường, khép lại cánh cửa nghèo khó của đồng bào vùng biên.
Hòa chung trong không khi đón Tết Giáp Thìn năm 2024, cán bộ, chiến sĩ của 16 đồn biên phòng và Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum) cũng hối hả và bận rộn hơn ngày thường.
Đầu tháng 11 vừa qua, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức chuyến đi thực tế cho phóng viên các cơ quan báo chí của Thủ đô, viết về Bộ đội Biên phòng hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi.
Nhà báo Tô Phán - Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội chia sẻ: 'Càng đi càng hiểu, càng thấm, càng ngấm sự gian khổ, vượt khó, nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng. Cảm phục các anh!'. Đó cũng là tâm tình của mỗi chúng tôi trở về từ chuyến công tác đến vùng biên giới Kon Tum.
Những năm gần đây, bên cạnh sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, tạo nguồn sinh kế, thì việc đổi mới tư duy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum cũng đã mang lại những hiệu ứng tích cực. Nói một cách khác, muốn phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững nhất thì phải 'giải mã' những 'căn bệnh' vốn đã kìm hãm rất lâu trong đời sống cộng đồng. Trên địa bàn biên giới, phát huy vai trò lực lượng chủ công trong công tác dân vận, BĐBP Kon Tum đã đi sâu đi sát, nắm chắc thực trạng đời sống nhân dân, triển khai nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả cao…
Đoàn công tác Hội nhà báo Hà Nội, báo HàNôịmới vừa trao 20 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường trung học cơ sở, trường tiểu học Đăk Long và Đăk xú, tỉnh Kon Tum.
Kiên trì tạo dựng lòng tin trước khi bắt đầu công việc cụ thể là cách mà Thiếu tá Xiêng Văn Bức (nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Long, BĐBP Kon Tum) lựa chọn khi giúp anh A Biên (dân tộc H'lăng, trú tại thôn Đăk Ôn, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) thay đổi phương thức lao động phát triển kinh tế gia đình. Sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động đã giúp gia đình anh A Biên từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum với tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 46% dân số (Gia Lai trên 46%, Kon Tum trên 53%). Đặc biệt, vùng DTTS Bắc Tây Nguyên còn tồn tại một số tập tục lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn... Vì vậy, trong những năm qua, các đơn vị Quân đội đã triển khai nhiều mô hình 'Dân vận khéo', góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao đời sống nhân dân.
Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả phương châm '3 bám, 4 cùng' với đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới của các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, cho nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ ổn định. Từ đó, giúp đồng bào thay đổi nhận thức, xóa bỏ dần hủ tục, chung tay xây dựng cuộc sống bình yên, vươn lên phát triển kinh tế-xã hội.
Tuyến đường ĐH 85, nối từ đường Hồ Chí Minh đi hai xã Đăk Môn và Đăk Long (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) có chiều dài gần 20 km. Vì đây là tuyến đường độc đạo nên lưu lượng phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân trong vùng là rất lớn. Cùng với ảnh hưởng của thiên tai và ít được sửa chữa đã khiến tuyến đường ĐH 85 bị xuống cấp, hư hỏng nặng.
Sau nhiều năm không được duy tu bảo dưỡng cộng với ảnh hưởng của thời tiết, tuyến đường ĐH.85 nối từ đường Hồ Chí Minh đi xã biên giới Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và mất an toàn giao thông.
Do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có mưa lớn khiến nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, một số nhà dân và diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại. Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ di dời 51 hộ dân trong khu vực có nguy cơ bị sạt lở đến nơi ở an toàn.
Ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 4, sáng ngày 28-9, ở tỉnh Kon Tum tiếp tục có mưa lớn nhiều nơi trên diện rộng. Nước các con sông lớn như Pô Kô, Sa Thầy dâng cao. Các cơ quan ban ngành chức năng và chính quyền địa phương đã có mặt tại những nơi xung yếu, chỉ đạo khắc phục hậu quả, nhằm giảm nhẹ thiên tai.
Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang cùng đoàn công tác của tỉnh này dành 1 tháng đến thăm, làm việc tại tất cả các đồn biên phòng, nhiều xã vùng biên giới tỉnh miền núi Kon Tum.