Sau nhiều ngày điều tra, lực lượng chức năng đã xác minh được vị trí rừng bị phá ở nhiều vị trí khác nhau, nhiều nhất là khu vực gần Đồn Biên phòng Ia Mơ.
Một chiếc xe tải chở gỗ rừng đang lưu thông từ xã biên giới Ia Mơ hướng ra xã Ia Me vừa bị cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ.
Tối 8/8, tại hội trường Đội 33, Nông trường cao su An Biên, Đồn Biên phòng Ia Mơ, BĐBP Gia Lai phối hợp với Nông trường cao su An Biên (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông) và chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tổ chức khai giảng lớp xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho công nhân và con em công nhân nông trường.
Đội ngũ già làng có tầm ảnh hưởng rất lớn trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Họ được xem là điểm tựa tinh thần và 'cầu nối' quan trọng giữa ý Đảng với lòng dân.
Tối 8-8, Đồn Biên phòng Ia Mơ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) phối hợp với Nông trường cao su An Biên (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) và chính quyền xã Ia Mơ khai giảng lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho công nhân và con em công nhân nông trường.
Trong 2 ngày 25 và 26-7, tại 2 xã Ia Mơ, Ia Boòng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), Trung đoàn 710 phối hợp với Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho gia đình chính sách, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số.
Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H'Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.
Ngày 4/6, Đồn Biên phòng Trà Lý, BĐBP Thái Bình và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức bàn giao nhà 'Đại đoàn kết' cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Sáng 31-5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Gia Lai và UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) khởi công xây dựng nhà 'Đại đoàn kết' năm 2024 cho hộ nghèo trên địa bàn xã.
Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa ra xét xử sơ thẩm 4 bị cáo, gồm Triệu Văn Khoa (SN 1997) về tội 'Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng'; Đặng Quý Lâm (SN 2000) và Bàn Văn Hương (SN 1995) về tội 'Chế tạo, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng'; Đặng Dầu Lâm (SN 1997) về tội 'Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng'. Tất cả đều trú tại thôn 8, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Là một sĩ quan trẻ, Trung úy Trịnh Văn Cao Nguyên, Đội trưởng Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Ia Mơr, BĐBP Gia Lai luôn khắc phục khó khăn, bám dân, bám địa bàn, nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được cấp trên giao. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, anh còn là người thủ lĩnh Đoàn năng nổ, nhiệt huyết, hết mình với phong trào. Với những cống hiến đó, năm 2023, anh vinh dự được nhận Bằng khen của Tỉnh đoàn Gia Lai về thành tích 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác'.
Các đối tượng lên mạng Internet xem cách chế tạo súng rồi mua thêm các linh kiện về tạo thành những khẩu súng hoàn chỉnh. Sau đó, cả nhóm mang 4 khẩu súng đi săn thì bị phát hiện và bắt giữ.
Trong 2 năm 2022-2023, tổng vốn ngân sách nhà nước cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phát triển Kinh tế-Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Gia Lai là gần 1.500 tỷ đồng.
Được sự chỉ đạo trực tiếp, kiên quyết của Huyện ủy- UBND huyện Chư Prông (Gia Lai), các cơ quan chức năng thường xuyên tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng nạn phá rừng, xâm chiếm đất rừng, lấn rừng, canh tác trên đất lâm nghiệp có rừng, phá rừng làm nương rẫy… liên tiếp xảy ra trên địa bàn xã biên giới Ia Mơ.
Thành lập ngày 7/11/1976, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng khi chiến tranh xảy ra, CB, CS Đồn CANDVT 657 - Đồn Biên phòng Ia Mơ ngày nay đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí làm thất bại các cuộc tấn công của bọn Pol Pot.
Trách nhiệm, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và luôn giữ lửa nhiệt huyết, hai sĩ quan trẻ Thiếu tá Phạm Ngọc Hoàng (Trường Trung cấp 24 Biên phòng) và Trung úy Trịnh Văn Cao Nguyên (Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong tuổi trẻ lực lượng quân hàm xanh.
Sau vụ nhóm khủng bố dùng hung khí tàn sát cán bộ và nhân dân, đập phá trụ sở nhà nước xảy ra ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) vào ngày 11/6/2023, một lần nữa vấn đề quản lý, sử dụng vũ khí (VK) lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Rõ ràng, một khi các loại vũ khí vẫn còn trôi nổi trong dân, dù số lượng không nhiều cũng mang đến những mối hiểm họa khôn lường đối với tính mạng, tài sản con người, cũng như việc bảo tồn hệ sinh thái. Trên địa bàn biên giới các tỉnh Tây Nguyên, công tác vận động thu hồi VK tàng trữ, sử dụng trái phép được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua đã góp phần hạn chế những tác hại do súng đạn gây nên...
'Tuổi trẻ phải dấn thân, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, tích cực, tận tụy, trách nhiệm và tâm huyết với công việc, nói đi đôi với làm', là tâm niệm sống và làm việc của Trung úy Trịnh Văn Cao Nguyên, Đội trưởng Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Ia Mơ, BĐBP Gia Lai. Với anh, sức trẻ là để cống hiến. Chính vì vậy, trên cương vị công tác nào, anh cũng làm hết mình, dành trọn vẹn thời gian, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ. Năm 2022, anh vinh dự được bình chọn là 'Gương mặt trẻ triển vọng' của BĐBP.
Tây Nguyên những ngày cuối tháng 6, những cơn mưa dông rải rác tưới mát cho các nương rẫy, cánh rừng, làm bừng lên sức sống trù phú của vùng đất đỏ bazan. Trên nương rẫy, bà con chuẩn bị cho một mùa rẫy mới.
Địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lực lượng Quân đội đứng chân trên địa bàn là một trong những chỗ dựa vững chắc, hỗ trợ người dân trong công cuộc xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất đỏ bazan hùng vĩ, kiên cường.
Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum với tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 46% dân số (Gia Lai trên 46%, Kon Tum trên 53%). Đặc biệt, vùng DTTS Bắc Tây Nguyên còn tồn tại một số tập tục lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn... Vì vậy, trong những năm qua, các đơn vị Quân đội đã triển khai nhiều mô hình 'Dân vận khéo', góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao đời sống nhân dân.
Khu vực biên giới (KVBG) tỉnh Gia Lai gồm 7 xã thuộc 3 huyện: Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông và có 20 dân tộc anh em sinh sống, trình độ dân trí thấp. Đặc biệt, một số đồng bào dân tộc thiểu số còn có thói quen tàng trữ, sử dụng súng tự chế để săn bắn. Vì vậy, trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân ở KVBG giao nộp vũ khí, vật liệu nổ (VKVLN); cương quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp tàng trữ, sử dụng trái phép VKVLN.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng đồn Ia Mơr (Chư Prông, Gia Lai) phát hiện 8 đối tượng mang theo súng vào khu vực vành đai biên giới để đi săn.
Sáng 4/7, nguồn tin của Báocho biết, Đồn Biên phòng Ia Mơ vừa mật phục bắt giữ 8 công dân của xã Ia Piơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) có hành vi mang 4 khẩu súng tự chế, 24 viên đạn màu đồng ở khu vực biên giới.
8 đối tượng mang súng vào khu vực biên giới để săn thú thì bị biên phòng phát hiện, bắt giữ.
Qua tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện có 8 công dân mang theo nhiều khẩu súng tự chế, hàng chục viên đạn, vỏ đạn độ chế vào khu vực biên giới xã Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai). Những công dân này ngay sau đó đã bị bắt giữ.
Ngày 3/7, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Ia Mơ, BĐBP Gia Lai, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ, xử lý 8 đối tượng sử dụng súng tự chế để săn bắt thú rừng.
Hồi 19 giờ 2 phút ngày 2-7, Đồn Biên phòng Ia Mơ (729), Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát hiện 8 đối tượng mang theo 4 khẩu súng tự chế; 20 viên đạn màu đồng và 4 vỏ đạn màu đồng, đi trên 6 xe máy theo hướng từ Quốc lộ 14C lên biên giới.
Phát huy tinh thần 'Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc', những năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân trên cả nước, người cao tuổi (NCT) luôn đồng hành cùng BĐBP tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp sức tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Từ lâu, những 'cây đại thụ' của buôn làng đã trở thành 'người gác cửa' biên giới, thức, ngủ cùng với BĐBP để giữ gìn sự bình yên nơi biên cương Tổ quốc.
Kế thừa và phát huy phẩm chất cách mạng cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, thời gian qua, tuổi trẻ BĐBP luôn khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, sáng tạo, phát huy tốt vai trò nòng cốt, xung kích, sáng tạo trong tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị và phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới, hải đảo.
Không chỉ các cá thể voi được nuôi ngày càng già yếu, giảm dần số lượng, mà voi hoang dã vùng Tây Nguyên cũng đang đứng trước nguy cơ biến mất do nạn săn bắn và xung đột giữa voi - người.
Sau một thời gian về xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) kiếm ăn, hiện đàn voi rừng đã trở lại Campuchia.
Đàn voi rừng có 6 con về tại đường tuần tra biên giới thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã gây ra một số thiệt hại tài sản cho người dân.
Đồn Biên phòng Ia Mơ đã phát hiện đàn voi 4 con gồm 2 con lớn và 2 con nhỏ. Con lớn có trọng lượng khoảng 3-4 tấn, con nhỏ nặng khoảng 1 tấn đi từ hướng từ Campuchia về Việt Nam.
Đàn voi rừng khoảng 4 con đã xuất hiện ở khu vực rừng biên giới thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Đàn voi rừng có số lượng khoảng 3 – 5 con, đi từ hướng Campuchia về Việt Nam, qua đoạn đường tuần tra biên giới.
Một đàn voi rừng đã xuất hiện ở biên giới xã Ia Mơ. Để tránh xung đột, chính quyền tổ chức xua đuổi voi, nghiêm cấm săn bắn voi rừng.
Ngày 12-4, Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Ia Muaer xác nhận, trong lúc tuần tra bảo vệ rừng, tổ công tác của đơn vị đã bị một số đối tượng chửi bới, hành hung. Sự việc đã được đơn vị báo cáo cơ quan chức năng để vào cuộc điều tra, làm rõ.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm chăm lo cho nhân dân khu vực biên giới có mùa Xuân đầm ấm, đầy đủ, góp phần thắt chặt tình quân - dân.
Chiếm gần 50% quân số toàn lực lượng, tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai luôn xung kích, sáng tạo trong nhiệm vụ được giao, nhất là khẳng định vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Từ nhiều năm qua, bên dãy núi Chư Pông thuộc địa bàn xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai), có hai nữ già làng vẫn miệt mài cống hiến cho đất rừng biên giới. Thủa thanh xuân, họ đều là những đóa hoa rừng xinh đẹp, dung dị mà cháy bỏng ngọn lửa cách mạng, với một người vào bộ đội, còn người kia làm giao liên, phục vụ chiến đấu trên mặt trận B3. Ngày hôm nay, ngọn lửa ấy vẫn bùng cháy dù cả hai nữ già làng đã bước qua tuổi 'thất thập cổ lai hy'…
Ngày 27-8, Đại úy Đinh Ơring, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Ia Mơ, BĐBP Gia Lai cho biết, để chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022, Đồn Biên phòng Ia Mơ đã tổ chức tặng quà cho các cháu học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số Jrai tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.