Lũ trên sông ở mức cao gây ngập lụt vùng trũng thấp, các bãi nổi giữa sông, vùng ven sông, sạt và xói lở đất bờ bãi ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê.
Tại TP Hà Nội, suốt ngày hôm nay 11-9, mưa lớn tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Mực nước các sông lên cao tại nhiều địa phương trên địa bàn
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết lũ trên sông Hồng chỉ gây ngập khu vực ngoài đê của các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình..., không thể ngập vào nội đô.
Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước các sông lên cao tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội khiến người dân chủ động di dời tài sản đến vị trí cao hơn.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu kiên quyết sơ tán các hộ sinh sống tại khu vực nguy hiểm ngoài đê tới nơi an toàn theo đúng phương châm: sơ tán toàn bộ gia đình, không để sót bất cứ người nào ở lại, tránh tình trạng bị cô lập trong mưa lũ.
Trưa nay (11/9), nước lũ sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội đang đạt đỉnh, vượt qua mức báo động 2, đạt mức cao nhất trong 16 năm qua. Cùng lúc này, Hà Nội cũng đang hứng chịu mưa lớn.
Do mưa lớn kéo dài, mực nước sông Tích, sông Nhuệ tại Hà Nội đã vượt mức báo động III, khiến nguy cơ mất an toàn đê điều và ngập lụt ở những vùng trũng, thấp, khu vực dân cư ven sông nhiều nơi.
Mực nước sông Tích đang lên cao, có điểm đo vượt mức báo động III gây tràn đê và ngập lụt tại một số khu vực dân cư ven sông tại nhiều địa phương thuộc Hà Nội.
Chiều 10-9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 162/BCHA về dừng vận hành các trạm bơm tiêu vào sông Tích.