Từ năm 2020 đến nay, Trại giam Nghĩa An (Bộ Công an) đóng tại tỉnh Quảng Trị đã tổ chức dạy nghề cho gần 3.000 phạm nhân, giúp những người từng lầm lỡ sau mãn hạn tù có điều kiện hoàn lương làm lại cuộc đời.
Có việc làm ổn định sau khi hoàn thành việc chấp hành án là mong mỏng của nhiều phạm nhân. Những năm qua, nhờ thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề nghiệp trong trại giam mà nhiều cánh cửa được mở lại, giúp những người từng lầm lỡ có cuộc sống tốt sau khi được tái hòa nhập với cộng đồng. Ghi nhận của Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại Trại giam Nghĩa An, tỉnh Quảng Trị.
Nhằm chuẩn bị nội dung tham gia dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị vừa có buổi giám sát về công tác lao động sản xuất, dạy nghề tại trại giam Nghĩa An thuộc Bộ Công an.
Chiều nay 13/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh gồm: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Thượng tá Nguyễn Hữu Đàn; Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh có buổi khảo sát công tác tổ chức lao động, sản xuất và dạy nghề cho phạm nhân tại Trại giam Nghĩa An.
Những năm tháng tuổi trẻ sống lệch chuẩn xã hội, ăn chơi sa đọa, lêu lỏng, phạm pháp đã khiến nhiều thanh niên phải trả giá bằng bản án nghiêm minh của pháp luật. Sau song sắt nhà tù, những thanh niên lầm lỗi ấy vẫn khát khao đến một ngày được tái hòa nhập cộng đồng nhưng đa số họ đều mặc cảm, tự ti về thân phận, án tích, sai lầm gây ra. Thấu hiểu nỗi niềm của những phạm nhân ấy, nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTNVN) tỉnh đã phối hợp với Trại giam Nghĩa An (Bộ Công an) chung tay giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ thanh niên lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.
Sau 1 tuần bỏ trốn khỏi nơi giam giữ, phạm nhân Hồ A Dục đã bị bắt ở Quảng Trị.
Để bắt được Dục, cả trăm cán bộ công an và người dân bao vây quả đồi thuộc khu vực rừng ở xã Mò Ó.
Cả trăm người gồm cán bộ công an và người dân đã bao vây một quả đồi để bắt giữ phạm nhân 47 tuổi bỏ trốn khỏi trại giam