Bộ Công Thương cho biết lý do nhiều thương nhân phân phối xăng dầu trả giấy phép vì không đủ điều kiện. Nhưng bên cạnh điều kiện, liệu có còn lý do nào khác khi mà trước đó, nhiều doanh nghiệp liên tục than phiền về khó khăn khi kinh doanh mặt hàng này.
Nhiều thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu lo ngại, những quy định tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu đang được xây dựng không tạo điều kiện cho cạnh tranh minh bạch, mà tạo 'đất' cho doanh nghiệp lớn thống lĩnh thị trường.
Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP).
Góp ý về dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng NHQuang và Cộng sự cho rằng dự thảo nghị định trái với nhiều quy định cơ bản của các luật có liên quan.
Sáng 14/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công thương phối hợp tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Nhiều thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu phản ánh một số điều kiện trong Nghị định kinh doanh xăng dầu siết chặt đối với họ, song lại cho các đầu mối lớn hưởng đặc quyền. Điều này khiến nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa, gia đình có truyền thống bán xăng dầu 2-3 đời có nguy cơ mất cả sản nghiệp vì chưa bao giờ kinh doanh khó như vậy.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng một nghị định kinh doanh xăng dầu mới thay thế 3 nghị định hiện hành. Dự thảo nghị định đang được lấy ý kiến công khai. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nghị định mới cần phải được xây dựng một cách thận trọng, kỹ lưỡng.
Ông Hoàng Trung Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) khẳng định, chưa bao giờ doanh nghiệp khó khăn như hiện nay do các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu. Hai năm qua, các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh.
Ngày 14-5, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công thương tổ chức hội thảo góp ý dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP).
Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia kiến nghị việc xây dựng dự thảo Nghị định xăng dầu mới cần đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp trên thị trường xăng dầu.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc áp dụng thuế điện tử, hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng, dầu là điều phải thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành xăng, dầu đang gặp nhiều khó khăn, để việc triển khai hóa đơn điện tử hiệu quả, cần có giải pháp, lộ trình cụ thể.
Tại Tọa đàm trực tuyến 'Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - Tiếng nói người trong cuộc' do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 6/3, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, với thị trường xăng dầu ở thời điểm hiện tại, các bên không nên mổ xẻ trách nhiệm và đổi lỗi cho nhau.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối cho rằng, sự đứt gãy trên thị trường vừa qua là do những bất cập trong quản lý điều hành, doanh nghiệp đầu mối ép chiết khấu khiến họ thua lỗ. Rõ ràng đang có sự xung đột lợi ích giữa các nhóm doanh nghiệp và vấn đề này phải được khắc phục ngay.
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, vấn đề chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu luôn là đề tài nóng, bởi vì hơn một năm qua, rất nhiều doanh nghiệp phải dùng tiền túi để bù lỗ nhằm duy trì hoạt động kinh doanh.
Đó là một trong số hàng loạt câu hỏi mà cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đưa ra tại tọa đàm Kinh doanh xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Tiếng nói người trong cuộc', sáng nay (6/3).
Đứt gãy nguồn cung xăng dầu, nhiều DN thua lỗ trong thời gian vừa qua đã bộc lộ rõ những bất cập trong công tác điều hành thị trường xăng dầu. Do đó, việc sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu phải hướng tới cơ chế thị trường minh bạch và cạnh tranh lành mạnh.
TS Nguyễn Đình Cung- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, với thị trường xăng dầu ở thời điểm hiện tại, các bên không nên mổ xẻ trách nhiệm và đổi lỗi cho nhau.
Các doanh nghiệp kiến nghị, sửa Nghị định 83 và 95 về kinh doanh xăng dầu cần định vị lại vị thế của doanh nghiệp bán lẻ, cũng như có giải pháp cho việc để khâu bán lẻ luôn thua lỗ, dẫn đến nhà nước thất thu đáng kể về thuế như thời gian qua...
Doanh nghiệp bán lẻ và phân phối xăng dầu cho rằng bị khống chế mức giá và lợi nhuận nên càng bán càng lỗ. Nhóm này mong muốn hài hòa lợi ích với doanh nghiệp nhập khẩu về.