Hòa bình với thiên nhiên

Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là 'Hòa bình với thiên nhiên'. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Kết nối các Vườn di sản ASEAN Việt Nam

Các Vườn di sản ASEAN góp phần quan trọng trong bảo tồn nguồn gen, đảm bảo sử dụng bền vững các hệ sinh thái, duy trì các khu vực tự nhiên có giá trị văn hóa, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học của người dân các nước ASEAN. Việc hợp tác quản lý trong mạng lưới Vườn di sản ASEAN cho thấy nhiều kết quả tích cực hơn cho công tác bảo tồn hiệu quả.

Tăng cường bảo vệ rừng tại Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động

Khu Bảo tồn (KBT) các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có diện tích 646ha nằm trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Quan Sơn. Đây là KBT tự nhiên có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với các loài hạt trần quý hiếm và nhiều loại cây dược liệu có giá trị.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia

Trên địa bàn Thanh Hóa có 2 vườn quốc gia (VQG), 3 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), 2 khu bảo tồn loài, 4 khu di tích lịch sử - văn hóa, với tổng diện tích trên 82.123,44ha. Trong đó, phần lớn diện tích thuộc VQG Bến En và 3 khu BTTN Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên đại diện cho các hệ sinh thái rừng đặc trưng trên núi đá vôi, núi đất. Hiện nay, ở các khu bảo tồn, VQG trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, được đánh giá là tỉnh có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao ở khu vực Bắc Trung bộ.

Kỹ sư đam mê nghiên cứu khoa học

Thông qua nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, diện tích rừng và tính đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) tiếp tục được bảo vệ và phát triển tốt, đời sống cho người dân vùng đệm được nâng lên. Kết quả ấy có phần đóng góp của kỹ sư Phạm Anh Tám, Giám đốc Khu BTTN Xuân Liên.

Tăng cường bảo vệ rừng, ngăn khai thác lâm sản trái phép ở Khu BTTN Pù Hu

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích tự nhiên trên 28.000 ha, nằm trên địa bàn 10 xã thuộc 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát. Đây là khu BTTN được đánh giá có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao.

Khảo sát các mô hình rừng đa dạng sinh học tại các huyện: Quảng Hòa, Hạ Lang, Trùng Khánh và Bảo Lạc

Từ ngày 5 - 10/8, đoàn công tác Trung tâm Con người và Thiên nhiên, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức khảo sát các mô hình rừng đa dạng sinh học (ĐDSH) ngoài khu vực bảo vệ tại Cao Bằng.

Hành trình 25 năm 'hồi sinh' rừng, mở ra cánh cửa nghiên cứu biến đổi khí hậu

Từ một khu rừng nghèo, Trạm Đa dạng Sinh học (ĐDSH) Mê Linh đã 'thay da đổi thịt' sau 25 năm, trở thành điểm sáng về bảo tồn đa dạng sinh học và là 'phòng thí nghiệm sống' quý giá để nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu.

Chuyển đổi số trong quản lý và bảo vệ rừng

Thanh Hóa hiện có trên 648.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng đạt 53,6%. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trong phòng chống cháy rừng.

Bảo vệ đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại cũng như sự bền vững cho tương lai. Với ý nghĩa đó, công tác bảo vệ ĐDSH trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Đồng Nai chung tay trong bảo vệ đa dạng sinh học

Đồng Nai là trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) bậc nhất vùng Đông Nam Bộ. Có được kết quả này là nhờ công tác đánh giá, hoạch định chính sách đúng đắn; nỗ lực bảo vệ, gìn giữ, phát triển ĐDSH nhiều năm qua của tỉnh.

Bảo tồn, phát huy các giá trị đa dạng sinh học

Ban Quản lý (BQL) Khu dự trữ thiên nhiên (KDTTN) Động Châu-khe Nước Trong chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2020 theo Quyết định số 3208/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Dù thời gian đi vào hoạt động chưa lâu nhưng BQL KDTTN Động Châu-khe Nước Trong đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH)...KDTTN Động Châu-khe Nước Trong hiện có tổng diện tích hơn 22.210ha. Đây là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh với độ che phủ lên tới 98%, được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đánh giá là một trong 200 trung tâm ĐDSH toàn cầu; là nơi hiếm hoi trong toàn quốc bảo tồn được trên 50% (khoảng 10.000ha) diện tích rừng nhiệt đới thường xanh vùng núi thấp gần như còn nguyên vẹn.

Trân quý những hoạt động ý nghĩa

Không chỉ vào dịp hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hay trong thời gian diễn ra Tháng Hành động vì môi trường hàng năm, nhiều tập thể, cá nhân duy trì các việc làm ý nghĩa, như: Thu gom rác thải; vệ sinh sông hồ, đầm phá ven biển; trồng thêm cây xanh; đi bộ nhặt rác và tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH)…

Chung tay bảo vệ tài nguyên biển

Tài nguyên biển của Thừa Thiên Huế được đánh giá hội đủ và giàu về khoáng sản, thủy sản, du lịch, cảng biển…

Triển lãm 'Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người' tại Huế

Triển lãm do Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Helvetas phối hợp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện vào ngày 7/6.

Khai mạc triển lãm 'Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người'

Hoạt động trên được Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Helvetas phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức sáng 7/6 tại Nhà Thiếu nhi Huế trong khuôn khổ Dự án 'Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH' (VFBC).

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Sáng 5/6, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2024 và tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Bảo vệ di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020'.

Bồi đắp môi trường xanh cho đô thị

Đô thị hóa ngày càng tăng thì sự 'xanh hóa' là điều cần thiết không chỉ cho cư dân sở tại. Hiện nay các đô thị ở Huế đang bồi đắp môi trường xanh, khi không chỉ quan tâm đến hệ thống cây xanh mà còn bảo tồn, gìn giữ các sông, hồ, đầm trong khu vực, giúp hạn chế suy giảm các loài động, thực vật thiên nhiên.

Chung sống hài hòa với thiên nhiên

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm nay có chủ đề 'Hãy là một phần của kế hoạch đa dạng sinh học', nhằm truyền thông điệp đến cộng đồng chung tay ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH).

Quảng Nam có Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Sáng 15/5, Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam tổ chức khai trương Bảo tàng đa dạng sinh học (ĐDSH) cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước.

Phát động chiến dịch 'Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời'

Chiến dịch truyền thông với thông điệp 'Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời' sẽ được triển khai tại nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị và Quảng Bình trong tháng 3 đến tháng 5 năm 2024.

Chuyên đề: Bảo tồn động vật hoang dã: Đồng Nai dẫn đầu đa dạng sinh học vùng Đông Nam bộ

Đồng Nai là tỉnh có đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú bậc nhất vùng Đông Nam Bộ. Nhờ chính sách đóng cửa rừng từ sớm, không ngừng phục hồi và phát triển diện tích rừng, lập các 'bệnh viện' cứu hộ và nhân giống động vật quý, hiếm mà đến nay, tỉnh có những đặc trưng về ĐDSH ít nơi nào có.

Việt Nam cần mở rộng diện tích hệ sinh thái tự nhiên

Trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2023 đang diễn ra, Giáo sư Susan Solomon - nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển từ Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) đã bày tỏ sự lạc quan về triển vọng chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm dần phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến phát triển bền vững

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những năm qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm; lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, coi đây là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai.

Đa dạng sinh học biển ở Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới.

Sinh viên với bảo tồn động vật hoang dã

Đó là chủ đề của buổi tọa đàm do Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học (ĐDSH) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thuộc dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH (VFBC), phối hợp với Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế tổ chức ngày 28/10.

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam: 'Thăng hạng' trên trường quốc tế

Việt Nam đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học cùng cộng đồng quốc tế qua các năm. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xem Việt Nam như một hình mẫu để học hỏi về các sáng kiến, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

Nâng cao tính đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích 24.200 ha, thuộc địa bàn các huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực được ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, bảo tồn về hệ sinh thái đã góp phần bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH, hệ sinh thái và bảo tồn gen ở khu bảo tồn.

Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng-chống tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học

Ngày 7-8, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã ký ban hành Kế hoạch số 2088/KH-UBND thực hiện Đề án của Chính phủ về tăng cường phòng-chống tội phạm về đa dạng sinh học (ĐDSH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2023-2025).

Ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hóa có diện tích rừng lớn với trên 647.000 ha, trong đó có 46.752 ha có nguy cơ cháy cao. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), những năm qua Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) trong công tác BVR, PCCCR.

Đa dạng sinh học Việt Nam đang bị suy thoái

Việt Nam đứng thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã cam kết bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, sự đa dạng này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD), ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tăng cường xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học

Những năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và nguồn lực để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) nhằm hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, là nước đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế, vì vậy, Việt Nam cần tận dụng các nguồn lực xã hội hóa từ người dân, doanh nghiệp và quốc tế cho công tác này.