Sáng 5/6, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2024 và tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Bảo vệ di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020'.
Đô thị hóa ngày càng tăng thì sự 'xanh hóa' là điều cần thiết không chỉ cho cư dân sở tại. Hiện nay các đô thị ở Huế đang bồi đắp môi trường xanh, khi không chỉ quan tâm đến hệ thống cây xanh mà còn bảo tồn, gìn giữ các sông, hồ, đầm trong khu vực, giúp hạn chế suy giảm các loài động, thực vật thiên nhiên.
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm nay có chủ đề 'Hãy là một phần của kế hoạch đa dạng sinh học', nhằm truyền thông điệp đến cộng đồng chung tay ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH).
Sáng 15/5, Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam tổ chức khai trương Bảo tàng đa dạng sinh học (ĐDSH) cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước.
Chiến dịch truyền thông với thông điệp 'Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời' sẽ được triển khai tại nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị và Quảng Bình trong tháng 3 đến tháng 5 năm 2024.
Đồng Nai là tỉnh có đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú bậc nhất vùng Đông Nam Bộ. Nhờ chính sách đóng cửa rừng từ sớm, không ngừng phục hồi và phát triển diện tích rừng, lập các 'bệnh viện' cứu hộ và nhân giống động vật quý, hiếm mà đến nay, tỉnh có những đặc trưng về ĐDSH ít nơi nào có.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học công nghệ VinFuture 2023 đang diễn ra, Giáo sư Susan Solomon - nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển từ Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) đã bày tỏ sự lạc quan về triển vọng chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm dần phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, những năm qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm; lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, coi đây là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai.
Việt Nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới.
Đó là chủ đề của buổi tọa đàm do Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học (ĐDSH) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thuộc dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH (VFBC), phối hợp với Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế tổ chức ngày 28/10.
Việt Nam đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học cùng cộng đồng quốc tế qua các năm. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xem Việt Nam như một hình mẫu để học hỏi về các sáng kiến, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích 24.200 ha, thuộc địa bàn các huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực được ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, bảo tồn về hệ sinh thái đã góp phần bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH, hệ sinh thái và bảo tồn gen ở khu bảo tồn.
Ngày 7-8, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã ký ban hành Kế hoạch số 2088/KH-UBND thực hiện Đề án của Chính phủ về tăng cường phòng-chống tội phạm về đa dạng sinh học (ĐDSH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2023-2025).
Thanh Hóa có diện tích rừng lớn với trên 647.000 ha, trong đó có 46.752 ha có nguy cơ cháy cao. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), những năm qua Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) trong công tác BVR, PCCCR.
Việt Nam đứng thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã cam kết bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, sự đa dạng này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD), ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Những năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và nguồn lực để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) nhằm hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, là nước đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế, vì vậy, Việt Nam cần tận dụng các nguồn lực xã hội hóa từ người dân, doanh nghiệp và quốc tế cho công tác này.
Liên Hợp Quốc kêu gọi toàn thế giới tăng cường cam kết và tiến hành các bước đi mang tính quyết định nhằm ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học và khủng hoảng khí hậu, hướng tới xây dựng một tương lai bền vững.
Sáng 13-5, tại Trung tâm Hội nghị 25B, Chi Cục kiểm lâm Thanh Hóa đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa. Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) được giao quản lý hơn 23.861 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây Di sản Việt Nam.