Chiều 14/11, tại Nhà Xuất bản Hội Nhà văn (Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam long trọng tổ chức cuộc giao lưu với các nhà văn Hàn Quốc và ra mắt tập thơ song ngữ Việt-Hàn 'Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau'.
Nhận diện các vấn đề liên quan và cách tiếp cận, con đường gần nhất để đưa tác phẩm văn học đến gần hơn với bạn đọc cùng nhiều thách thức trong dòng chảy văn hóa đọc hiện nay, là những nội dung được thảo luận tại Hội thảo văn học với chủ đề Nhà văn và con đường đưa tác phẩm đến với bạn đọc do Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng tổ chức, sáng ngày 3/8.
Người gốc Huế, từng dạy học ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, giờ công tác tại Tạp chí Non Nước, TP. Đà Nẵng. Từ hơn 3 thập niên trước, Đinh Thị Như Thúy đã xuất hiện trên thi đàn bằng một giọng thơ lạ.
Tôi có thói quen, khi xem tác phẩm văn hay thơ (nhất là thơ) của tác giả nào cũng bỏ qua 'bước một' đọc các bài tựa, lời bạt, giới thiệu hoặc phụ bản (nếu có). Tuy nhiên với trường hợp 'Nơi ngày đông gió thổi', trường ca của nhà thơ Đinh Thị Như Thúy thì ngược lại.
'Và, trở về tĩnh lặng' của Đinh Thị Như Thúy mang tâm sự lo âu xen lẫn sợ hãi của người phụ nữ trong tình yêu.
Với tư cách là người trong cuộc, các nhà thơ nữ nghĩ gì về thơ nói chung và thơ của giới nữ nói riêng? Báo Hànôịmới Cuối tuần gửi đến bạn đọc những suy tư của một số gương mặt thơ nữ đang hiện diện trong đời sống văn chương hôm nay.
Mỗi đời người đều có những trải nghiệm riêng. Với người làm thơ, họ thường gửi gắm trong thơ mình đôi khi chỉ vài câu thơ dung dị mà lay động lòng người bằng chính sự trải nghiệm và cảm xúc của người nghệ sĩ.