Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ lụy của việc già hóa dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
Tuổi thọ tăng và xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp, dự báo Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới và sớm trở thành quốc gia dân số già vào năm 2038. Như vậy, Việt Nam chỉ còn khoảng 15 năm để bước vào giai đoạn dân số già. Nhân Ngày quốc tế người cao tuổi (1/10), cùng nhìn lại một vài thách thức mà Việt Nam cần ứng phó…
Khi giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 sẽ có thêm khoảng hơn 700 nghìn người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi gửi Bộ Tư pháp thẩm định mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất về việc hạ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi với người không có lương hưu, không có trợ cấp BHXH. Dự thảo này nhận được sự quan tâm, đồng tình cao của dư luận.
Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) có nhiều điểm mới đang được Ban soạn thảo đưa ra lấy ý kiến góp ý rộng rãi để hoàn thiện. Dự thảo Luật bổ sung khái niệm 'người sử dụng trái phép chất ma túy' là người tự ý hoặc đồng ý cho người khác đưa chất ma túy vào cơ thể mình, mà không được sự cho phép của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.