Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Tối 13/11, chương trình khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng.

Khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long

UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng

Tối 12/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (thành phố Sóc Trăng), Ban Tổ chức Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI (gọi tắt là Lễ hội) và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024 tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc của Lễ hội. Đến dự có các đồng chí: Ngô Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng; Lâm Tấn Hòa - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban Tổ chức Lễ hội.

Kiểm tra tập dợt trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam

Tối 10/11, tại Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Trần Minh Lý - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đến kiểm tra buổi tập dợt chuẩn bị Tổ chức xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam về trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Đoàn Nghệ thuật Khmer: Nhiều tiết mục đặc sắc phục vụ lễ Sene Dolta

Nhằm phục vụ tốt lễ Sene Dolta, những ngày qua, Ðoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau không ngừng tập luyện, xây dựng nhiều chương trình, tiết mục văn nghệ đặc sắc. Các tiết mục phục vụ lễ Sene Dolta năm nay được đoàn dàn dựng theo hướng hiện đại, kết hợp với yếu tố truyền thống. Qua đó, không chỉ phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng nhiều sự mới lạ, độc đáo với người xem.

Gần 1.500 nghệ sĩ tham dự Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc

Tối 29/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương, gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trên khắp cả nước đã tham gia lễ khai mạc Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2). Đây là sự kiện văn hóa lớn, được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Khai mạc Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2)

Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc là nơi quy tụ các tiết mục biểu diễn dân gian, dân tộc truyền thống đặc sắc, đồng thời tạo cơ hội để các nghệ sĩ, diễn viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và phát hiện những tài năng mới.

Gần 1.500 nghệ sĩ tham dự Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024

Tối 29/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương, gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trên khắp cả nước đã tham gia lễ khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2).

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng: Thăm, tặng quà gia đình chính sách, cán bộ hưu trí nhân lễ Sene Đôn Ta năm 2024

Chiều ngày 23/9, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Lâm Tấn Hòa - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình chính sách, cán bộ hưu trí trên địa bàn thành phố Sóc Trăng và Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh nhân dịp lễ Sene Đôn Ta năm 2024. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; đại diện Thành ủy, UBND thành phố Sóc Trăng.

Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau: Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển

Ngày 27/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV năm 2024.

80 học viên tham gia lớp truyền dạy nhạc ngũ âm

Sáng ngày 16/8, tại Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng lớp truyền dạy nhạc ngũ âm năm 2024. Đến dự khai giảng có đồng chí Sơn Pô - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các vị thượng tọa, đại đức các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, đại diện lãnh đạo ban, ngành và một số địa phương.

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV năm 2024 là sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh Sóc Trăng. Để đại hội diễn ra thành công tốt đẹp, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong công tác chuẩn bị. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lâm Hoàng Mẫu - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về công tác chuẩn bị tổ chức cho đại hội.

Huyện Châu Thành quan tâm đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao

Trong những năm qua, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Bảo tồn nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Nâng cao chất lượng biểu diễn phục vụ nhân dân

Thời gian qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng đã và đang đẩy mạnh hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống tinh thần của người dân; đồng thời còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng.

Đổi mới, sáng tạo các hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Chiều 1/2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đến thăm, chúc tết Đoàn nghệ thuật Khmer và Trung tâm Văn hóa tỉnh.

Giữ gìn 'tiếng nhạc', điệu múa dân gian của đồng bào Khmer trong học đường

Bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều trường dân tộc nội trú (DTNT) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã chỉ dạy cho học sinh các điệu múa dân gian, nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer. Bên cạnh đó, các trường còn tạo điều kiện cho các em tập luyện, biểu diễn, giao lưu trong các hội diễn, liên hoan được tổ chức trong tỉnh. Điều đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.

Cô gái Khmer giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc

Từ lâu, chùa Khmer đã gắn liền với đời sống tâm linh của người dân phum sóc. Đối với bà con dân tộc Khmer, môi trường và không gian ở chùa là nơi góp phần gìn giữ và duy trì những phong tục, tập quán, đời sống tinh thần qua nhiều thế hệ. Những sinh hoạt văn hóa cộng đồng được bảo tồn thể hiện sức sống mãnh liệt qua từng điệu múa, lời ca. Song một bộ phận giới trẻ hiện nay lại không mấy mặn mà với văn hóa Khmer. Một phần do tác động của những loại hình văn hóa ngoại nhập, phần vì việc lưu truyền giữa các thế hệ không được chú trọng, nên nhiều thanh niên không biết múa hoặc múa không bài bản.

Sóc Trăng gìn giữ, phát huy nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer

Người Khmer có nền văn hóa nghệ thuật đa dạng, độc đáo, phát triển lâu đời. Đặc biệt, múa rom vong (hay múa lâm thôn) là một thực thể văn hóa quan trọng trong đời sống các dịp lễ, tết, các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer: Lễ hội Ok Om Bok, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Dolta... Ngày 20/12/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4602/QĐ-BVHTTDL công nhận và đưa nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sóc Trăng: Thăm, chúc mừng gia đình chính sách dịp Lễ Sene Dolta

Nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer năm 2023 (từ 13 - 15/10/2023), ngày 10/10, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thành lập 15 đoàn đi thăm, tặng quà các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ hưu trí người dân tộc Khmer và các vị sư sãi một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh.

Truyền 'lửa' những điệu múa nghệ thuật Khmer cho các bạn trẻ

Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay một số chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng chú trọng phối hợp với ngành chức năng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt là việc mở lớp truyền 'lửa' những điệu múa nghệ thuật miễn phí cho con em phật tử, nhằm tạo sân chơi bổ ích và góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống trong cộng đồng người Khmer.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Đầu tháng 4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2023, với mục tiêu là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng…

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ 2

Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần này đã thu hút hơn 500 diễn viên, nhạc công của 13 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Nhà nước và tư nhân thuộc các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu tham gia thi diễn ở 13 tiết mục.

Bế mạc Liên hoan sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II

Trong 7 ngày diễn ra Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II, khán giả đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Trà Vinh: Bế mạc liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ

Sau một tuần diễn ra sôi nổi, tối 7/4 Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ lần thứ II năm 2023 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh chính thức bế mạc.

Nỗ lực bảo tồn nghệ thuật dù kê Khmer

Liên hoan Nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ hai năm 2023 vừa khép lại sau 7 ngày tranh tài sôi nổi của 13 đơn vị nghệ thuật, với sự góp mặt của hơn 500 diễn viên đến từ các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Vở 'Huyền thoại tình yêu' được trao HCV Liên hoan Nghệ thuật sân khấu dù kê

Liên hoan Nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ hai năm 2023 đã khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét.

Sân khấu Dù kê loại hình nghệ thuật đặc trưng của người Khmer Nam Bộ

Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II - năm 2023 đã khai mạc tối qua (1/4) tại Đại học Trà Vinh sẽ kết thúc vào ngàu 7/4, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Binh đồng tổ chức.

Hơn 500 diễn viên tham dự Liên hoan nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer

Tối 1/4, Liên hoan nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam bộ lần thứ 2 năm 2023 diễn ra lễ khai mạc tại Đại học Trà Vinh, Thành phố Trà Vinh.

Liên hoan nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam bộ năm 2023

Tối 1/4, tại Đại học Trà Vinh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam bộ lần thứ 2 năm 2023.

Hơn 500 diễn viên tham gia Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II

Tối 1/4, tại Trà Vinh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khai mạc Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II - năm 2023 với sự tham gia của hơn 500 diễn viên đến từ 13 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp nhà nước và tư nhân.

Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trở lại sau 10 năm

Sau lần đầu tổ chức thành công vào năm 2013, Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ chính thức trở lại sau 10 năm với quy mô, sự chuẩn bị ấn tượng.

Hơn 500 diễn viên tham dự Liên hoan nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam Bộ

Tỉnh Trà Vinh là nơi đăng cai Liên hoan nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ 2 năm 2023.

Ráo riết tập luyện chuẩn bị phục vụ cho ngày hội và lễ hội

Đây là lần thứ 2 tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ, nên tất cả các khâu đã được ban tổ chức chuẩn bị thật chu đáo. Để góp phần vào sự thành công chung lần này, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng cũng đang ráo riết tập luyện các chương trình nghệ thuật, tham gia dự thi trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, diễn tấu nhạc ngũ âm để phục vụ cho Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo lần thứ V, khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2022.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu thăm, chúc Tết chùa Mahatúp và Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh

Sáng ngày 12-4, đoàn cán bộ tỉnh do đồng chí Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo TP. Sóc Trăng đến thăm và chúc tết Chôl Chnăm Thmây chùa Mahatúp và Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn cán bộ tỉnh chúc Tết các đơn vị, cán bộ hưu trí tại TP. Sóc Trăng và huyện Kế Sách

Ngày 19-1, đoàn cán bộ của tỉnh do Đại tá Lâm Thành Sol - Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị, cán bộ hưu trí trên địa bàn TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022.

Giá trị âm nhạc trong đời sống của đồng bào Khmer

Âm nhạc được đồng bào Khmer xem là phương tiện giải trí, chuyển tải tâm tư, tình cảm qua những điệu múa, câu hát. Thông qua các buổi sinh hoạt văn nghệ, tình làng nghĩa xóm trong xóm, ấp ngày càng gắn bó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer.

Nhạc ngũ âm trong các lễ hội của đồng bào Khmer

Phleang-pinh-peat (nhạc ngũ âm) là một trong những loại hình âm nhạc hòa tấu không thể thiếu trong lễ hội và nghi lễ tôn giáo của đồng bào Khmer, như: Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống, Tết Chôl Chnăm Thmây, Sene Đôn Ta, Kathina (Dâng y), lễ cầu an…

Tập thể dục tại nhà giúp tăng cường đề kháng chống dịch Covid-19

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, các trung tâm văn hóa - thể thao, nhóm, câu lạc bộ (CLB), phòng tập yoga, gym... đều tạm ngưng hoạt động; các công viên, khu tập luyện thể thao công cộng cũng cấm tụ tập đông người. Để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, nhiều người dân đã lựa chọn cho mình hình thức tập thể thao tại nhà để rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng chống dịch bệnh.

Thăm và chúc tết chùa Mahatup và Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh

Sáng ngày 15-4, đoàn cán bộ tỉnh do đồng chí Tô Ái Vang - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu đã đến thăm và chúc tết các vị sư sãi chùa Mahatup (chùa Dơi, TP. Sóc Trăng); tập thể Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh (TP. Sóc Trăng) nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2021.

Nơi 'ươm mầm' những hạt nhân nhạc cụ truyền thống người Khmer

Nói đến nhạc cụ truyền thống của đồng bào Khmer, thì hầu như chỉ có người lớn tuổi mới biết, còn lớp trẻ sau này phần lớn xa lạ. Để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, Ban quản trị chùa Sang Ke, xã Trường Khánh (Long Phú) đã mở lớp truyền dạy cho các hạt nhân yêu thích loại hình nghệ thuật nhạc cụ truyền thống, nhằm góp phần lưu giữ những món ăn tinh thần tinh tế của cha ông để lại.

Khai giảng lớp đào tạo, truyền nghề diễn viên, nhạc công lĩnh vực sân khấu dù kê

Sáng ngày 19-10, tại Khoa Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Cao đẳng Cộng đồng phối hợp cùng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh tổ chức khai giảng lớp đào tạo, truyền nghề diễn viên, nhạc công lĩnh vực sân khấu dù kê năm 2020. Đây là nội dung nằm trong kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu dù kê trên địa bàn tỉnh.

Khơi dậy phong trào thể thao trong công chức, viên chức, người lao động

Những năm qua, phong trào tập luyện thể dục thể thao (TDTT) trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB-CCVC-NLĐ) được các cấp công đoàn trong tỉnh đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, tạo sân chơi bổ ích rèn luyện sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng văn hóa công sở.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Sóc Trăng

Chiều ngày 5-6, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với các đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Sóc Trăng nhằm trao đổi một số định hướng về lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Xem xét các nội dung trình kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh

Sáng ngày 18-5, đồng chí Trần Văn Chuyện - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố về công tác chuẩn bị nội dung trình kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh. Cùng dự có đồng chí Lâm Hoàng Nghiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc và nghệ thuật sân khấu dù kê

Chiều ngày 26-12, tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Sóc Trăng, Ban Giám hiệu trường phối hợp với Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh tổ chức Hội nghị nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc và nghệ thuật sân khấu dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.