Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh số bán lẻ tại Hà Nội vẫn duy trì mức tăng trưởng do nguồn cầu lớn với nhu yếu phẩm và doanh thu tích cực từ thương mại điện tử. Công suất thuê tại các trung tâm thương mại ở mức cao.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những tác động ngày một mạnh mẽ vào nền kinh tế, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg thông qua gói kích cầu 250.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Việc phát triển các sản phẩm bất động sản (BĐS) giá rẻ, nhà ở xã hội (NƠXH) vốn đã chật vật vì quỹ đất tại các đô thị bị thu hẹp, nay lại càng khó khơn khi thiếu nguồn vốn. Để gỡ nút thắt cho dòng sản phẩm này, Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) mới đây đã đề xuất Chính phủ tiếp tục thực hiện hỗ trợ 50% vốn vay ưu đãi cho người thuê, mua nhà.
Sau khi UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt Đề án xây dựng 4 huyện gồm: Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì thành quận vào năm 2020, đến thời điểm hiện tại, bất động sản (BĐS) tại một số khu vực vẫn rục rịch tăng giá nhẹ. Với nhận định khó có đợt 'sốt đất' như trước đây nên các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn trọng khi đầu tư.
Việc chậm trễ cấp sổ đỏ, sổ hồng cho cư dân tại các dự án chung cư là một trong những vấn đề liên quan đến tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư trong thời gian qua. Mặc dù quy định của pháp luật đã có, nhưng thực tế nhiều chủ đầu tư vẫn chây ì không chịu thực hiện.
Thị trường bất động sản (BĐS) đã trải qua năm 2019 với nhiều khó khăn, hành lang pháp lý bị siết chặt, giảm nguồn vốn cho vay đầu tư, thiếu sự công khai minh bạch về thông tin... gây khó khăn cho quá trình phát triển. Đây là những vấn đề được đưa ra tại Hội nghị báo cáo tình hình thị trường BĐS năm 2019 do Hội môi giới BĐS Việt Nam tổ chức ngày 9/1.