Nằm trong khuôn viên chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), tòa gác chuông gần 400 năm tuổi được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Nhìn từ xa, gác chuông như bông hoa sen khổng lồ đang bung nở.
Chiếc xe Fiat 850 Spider hàng hiếm hiện thuộc sở hữu của anh Đinh Hiệu, tại Thái Bình, đang được chủ nhân rao bán giá 1,5 tỷ đồng.
Cho đến tận bây giờ, má vẫn luôn giữ cái nếp lệ thường đó. Cứ cúng Giao thừa xong là má mặc chiếc áo dài, bắt đầu thong dong đi lễ những chùa gần.
Có một thời mà chất lượng chiếc xe đạp được ai đó khái quát rất chuẩn xác: 'Tất cả đều kêu trừ chiếc chuông'! Tuy thế, nó rất được trân quý, nâng tầm chức năng sử dụng: 'Phương tiện phổ biến giải phóng đôi chân'! Nói là phổ biến, nhưng vào thời bao cấp, những gia đình có chiếc xe đạp sử dụng được không nhiều, bởi lắm lý do.
1. Dì Phẩm ở xóm Đình cả đời sống bằng nghề đan võng. Dì không đan bằng sợi đay hay vải mà bằng lớp vỏ mấu lấy từ trên rừng cao, núi sâu đèo hun hút gió. Mấy chú đi núi mang về chất đống vỏ mấu trước sân, dì đem ngâm dưới bến sông cho mềm, vớt lên để ráo, rồi đem ra nắng phơi. Dì lấy chân đạp cho mềm rồi theo thớ tách thành từng sợi mấu to tròn săn chắc, kéo căng không đứt đoạn, có màu đỏ bầm như trái chùm quân, như màu phù sa mỗi năm từ thượng nguồn mang về bồi đắp bờ bãi ven sông...
Đó là hoàn cảnh khó khăn của ông Bùi Văn Đèo (49 tuổi, ngụ tổ 5, ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang) khi không may trong lúc lao động té từ trên cao xuống làm ông bị gãy xương gót chân, 2 tuần nay do không có tiền đi bệnh viện điều trị nên chỉ còn biết ở nhà chịu trận.
'Ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời' là câu nói mà nhiều người ví von về nghề trèo thốt nốt...
Mọi người hỏi tôi là đến Châu Đốc (An Giang) chưa đi xe vua à? Tôi mới ngớ ra là chiếc xe lôi ấy còn gọi là xe vua. Nếu chưa tới Châu Đốc, bạn chẳng hình dung ra chiếc xe lôi là xe như thế nào, và chắc hẳn sau khi ngó lui ngó tới bạn cũng leo lên một chiếc đi thử một vòng để biết cái cảm giác rất 'chông chênh'.