Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm của Hà Nội đã kịp thời về đích. Sự 'thay da đổi thịt' của hệ thống hạ tầng đô thị không chỉ phục vụ hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giúp Thủ đô Hà Nội khang trang hơn, hiện đại hơn.
Năm 2016, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng để thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân- Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2 đi qua 3 xã là Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp và Liên Ninh. Mặc dù dự án đã đưa vào sử dụng nhiều năm nay nhưng qua đường dây nóng, THQHVN vẫn nhận được những phản ánh bức xúc của một số người dân về công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở dự án này.
Chiều 19/1, UBND TP Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024. Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng chủ trì họp báo.
Lãnh đạo Hà Nội cho biết, hàng năm thành phố dành hơn 60% tổng ngân sách cho lĩnh vực GTVT nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% so với nhu cầu thực tế.