Dù không bằng thời kỳ đỉnh cao, nhưng diện tích mía của Hậu Giang, vùng trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn được duy trì, bất chấp nhà máy sản xuất lớn nhất trong vùng đóng cửa. Tuy nhiên việc rải vụ để bán mía chục quanh năm trong thời gian qua đang khiến cho kế hoạch khôi phục vùng nguyên liệu đồng loạt của các doanh nghiệp ngành đường gian nan hơn.
Hơn 24 năm trước, ngành nông nghiệp cơ bản đã hoàn thành chương trình 'một triệu tấn đường đến năm 2000'. Vào đầu những năm 2000, sản lượng đường trong nước đã vượt 1 triệu tấn/năm, tức cung vượt cầu.
Sau nhiều lần hoạt động cầm chừng, nhà máy đường còn lại của Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) đã quyết định 'đóng cửa'. Điều này, đẩy nông dân ở vùng trồng mía trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là tỉnh Hậu Giang vào cảnh chỉ còn trông chờ vào bán mía chục (mía ép lấy nước giải khát)…
Lỗ liên tục, nhưng Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO) – đơn vị được xem là 'ông lớn' của ngành mía đường miền Tây – lại không có kế hoạch khôi phục sản xuất. Điều này được dự báo sẽ góp phần tác động tiêu cực đến tương lai ngành mía đường khu vực miền Tây.
Cây quýt đường đã được người nông dân tỉnh Trà Vinh ươm trồng tại tỉnh này từ hơn 50 năm trước. Cây đặc sản này được trồng nhiều nhất ở ấp Long Trị, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Do điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên quýt đường trồng tại đây có năng suất cao, trái tròn đều, vị ngọt thanh hơn so với trái quýt ở những vùng khác.
Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Hậu Giang, niên vụ mía 2019-2020 toàn tỉnh xuống giống được gần 8.200ha, năng suất bình quân trên 100 tấn/ha, đạt sản lượng hơn 850.000 tấn mía.
Đã hơn 1 năm kể từ ngày đường dây buôn lậu đường của 'Tỷ đường' ở An Giang và 3 đường dây, ổ nhóm khác bị bóc gỡ, tình hình buôn lậu đường chỉ lắng xuống trong thời gian ngắn sau đó lại 'trỗi dậy' và diễn biến phức tạp hơn. Giờ đây, buôn lậu đường không chỉ ở An Giang mà rải đều các tuyến trên biên giới Tây Nam cùng với thủ đoạn tinh vi hơn và nhiều biến tướng mới.