Văn Bàn là huyện cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Lào Cai. Sở hữu vẻ đẹp thuần khiết, yên bình, Văn Bàn hội tụ nhiều tiềm năng để khai phá, phát triển du lịch chất lượng cao nhờ có hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên với nguồn sinh thái đa dạng; giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của 11 dân tộc, có 14 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Với định hướng, quy hoạch bài bản, Văn Bàn hứa hẹn trở thành điểm đến chất lượng với nhiều địa chỉ hấp dẫn.
Thiếu nguồn lực đầu tư cùng những khó khăn trong quản lý quy hoạch, quản lý đất đai khiến khu vực nút giao IC16 và Quốc lộ 279 là cửa ngõ phía Nam của tỉnh kết nối với khu du lịch tâm linh Bảo Hà (Bảo Yên) tồn tại nhiều bất cập, nhiều cơ hội phát triển bị bỏ lỡ.
Đền Cô Tân An là di tích lịch sử Quốc gia, nơi thờ Công chúa Thượng Ngàn - Nguyễn Hoàng Bà Xa, người có công cùng cha là Thần Vệ Quốc Nguyễn Hoàng Bẩy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đây cũng là điểm du lịch cấp tỉnh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của huyện Văn Bàn.
Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.
Thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai đã nỗ lực thực hiện các nhiệm của Dự án 6: 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Đến nay Dự án đã đạt được kết quả khả quan.
Ngày 20/8 (tức 17/7 âm lịch), UBND huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để Nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bảy - người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.
Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.
Vẽ tranh tường nghệ thuật mới xuất hiện vài năm trở lại đây và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thay vì trang trí bằng tranh treo tường đã quá quen thuộc, nhiều người lựa chọn dịch vụ vẽ tranh tường để tạo điểm nhấn, sự khác biệt. Với chủ đề phong phú, họa sỹ sáng tác các tác phẩm phù hợp với bối cảnh từng địa điểm.
Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An (huyện Văn Bàn) tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
Trong hai ngày nghỉ cuối tuần (17 và 18/2), sau tết Nguyên đán Giáp Thìn, du khách đến chiêm bái đền Bảo Hà (Bảo Yên) và đền Cô Tân An (Văn Bàn) tăng đột biến khiến giao thông đoạn Quốc lộ 279 từ nút giao IC16 (cao tốc Nội Bài - Lào Cai) đi xã Tân An đến trung tâm xã Bảo Hà nhiều thời điểm xảy ra ùn tắc cục bộ.
Sáng 8/1, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh tại huyện Văn Bàn.
Huyện Văn Bàn vừa đề xuất với tỉnh về phương án quy hoạch Khu tâm linh đền cô Tân An, xã Tân An với quy mô rộng 6,5 ha.
Sáng 1/9 tức 17/7 âm lịch, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến tham dự Lễ hội đền Bảo Hà, huyện Bảo Yên năm 2023.
Với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch tâm linh, đặc biệt là du lịch tâm linh dọc sông Hồng, ngành du lịch tỉnh đã tích cực phối hợp với các ban, ngành và địa phương liên quan để có những định hướng khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch này.
Dọc sông Hồng có nhiều điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh của du khách. Việc kết nối thành tour du lịch sẽ phát huy tiềm năng của các điểm đến tâm linh, phát triển thành sản phẩm du lịch mới, đem đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Văn Bàn là một huyện miền núi phía tây nam, cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn nơi đây mang vẻ đẹp thuần khiết, hầu như chưa được biết đến như là một địa phương có thế mạnh du lịch. Đó vừa là lợi thế, vừa là hạn chế của Văn Bàn. Nhưng với định hướng, quy hoạch bài bản, Văn Bàn hứa hẹn trở thành một điểm đến chất lượng cao cùng với các địa chỉ hấp dẫn ở các tỉnh miền núi phía Bắc khác.
Sáng 7/2/2023 (tức 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND xã Tân An (Văn Bàn) tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Cô Tân An năm 2023. Đền Cô Tân An thuộc xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (còn gọi là Đền Cô Bé Thượng Ngàn) được xếp hạng quốc gia ngày 28/10/2016.
Trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão, du khách đến Lào Cai tăng mạnh. Tại hầu hết các điểm đến trên địa bàn tỉnh, lượng khách vượt so với cùng kỳ năm trước
Với người dân xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, di tích lịch sử quốc gia đền Bảo Hà có được cơ ngơi như hiện nay, trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khắp miền Bắc không thể không kể tới người có công tôn tạo, khôi phục và gìn giữ từ những ngày đầu là nghệ nhân dân gian Phạm Văn Chiến.
Du lịch Lào Cai ngày càng phát triển, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được những thành công đó, ngành du lịch tỉnh đã tận dụng tiềm năng, thế mạnh, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, đem đến trải nghiệm phong phú, thú vị cho du khách và tạo nên hương sắc riêng của Lào Cai.
Sáng 14/8, huyện Bảo Yên tổ chức khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022.
Văn Bàn là vùng đất cổ linh thiêng, nơi ghi dấu biết bao chiến công hiển hách của cha ông ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Trải qua chiều dài lịch sử, nhiều di tích được phát hiện và khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Văn Bàn anh hùng. Nằm bên hữu ngạn sông Hồng tại thôn Tân An 2, xã Tân An, huyện Văn Bàn có một ngôi đền gọi là đền Cô Tân An, nơi thờ nữ chúa có tên húy là Hoàng Bà Xa. Ngôi đền linh thiêng trở thành điểm du lịch tâm linh, thu hút hàng ngàn du khách tham quan, chiêm bái hằng năm.
'Chưa bao giờ huyện Văn Bàn lại hội tụ các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực như thời điểm hiện tại', đó là khẳng định của đồng chí Phí Công Hoan, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn trước thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư huyện Văn Bàn diễn ra sáng 18/6.
Bảo Yên có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng, thể hiện ở bề dày văn hóa với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng.
Mặc dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã kết thúc, nhưng mỗi ngày vẫn có cả vạn du khách ùn ùn đổ về các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Lào Cai để đi lễ đầu năm, đặt ra yêu cầu cao đối với địa phương này trong công tác phòng, chống dịch.
Tại một số địa phương, khi dịch COVID-19 được khống chế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dần được khôi phục, trong đó có hoạt động du lịch, trước mắt là du lịch nội tỉnh, bước đầu khôi phục dịch vụ du lịch sau thời gian 'nghỉ hè'.
Trong 2 ngày (17-18/9) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Khảo sát và Hội thảo xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh dọc sông Hồng kết nối đền Thượng – đền Bảo Hà – Fansipan.
Trong 2 ngày (20-21/7), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải – Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, thị, thành phố; Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức khảo sát tour du lịch tâm linh dọc sông Hồng.
Do đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch tâm linh bị tác động và ảnh hưởng nặng. Ngay khi đại dịch được kiểm soát, đền, chùa trên địa bàn được mở cửa đón khách trở lại.
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 7 ngày Tết đạt khoảng 98.000 lượt (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó lượng khách quốc tế ước khoảng 11.000 lượt, giảm 52,4% so với cùng kỳ năm trước.
Việc khai thác du lịch trên cơ sở bảo tồn, phát huy những giá trị độc đáo của văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số là chìa khóa mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào Cai.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các địa phương và những nghệ nhân dân gian đã bước đầu cho thấy hiệu quả của việc gìn giữ văn hóa truyền thống của các tộc người ở Lào Cai.
Đã thành thông lệ, vào tháng Bảy âm lịch hằng năm, người dân trong vùng và khách thập phương lại háo hức trảy hội đền Bảo Hà (Bảo Yên).