Ăn nói có thép

Đã chắc là con thép tính cha,Thế tình âu cũng dạy qua loa.Câu thơ này của cụ Trần Đỉnh Ngọc người Hưng Yên, làm Giáo thọ dưới thời vua Tự Đức, nhà văn hóa Phan Khôi chép lại trong 'Chương Dân thi thoại' (1936). Thơ hay nhưng liệu người đọc có hiểu? Nói như thế, vì chúng ta giải thích thế nào về từ 'thép'.

Chuyện thời 'trẻ trâu'

Những năm đầu thập kỷ 70 'thời của chuyện cổ tích' – như bọn trẻ bây giờ vẫn gọi; lũ nhóc chúng tôi chỉ có mấy trò muôn năm không cũ: đánh đáo, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, chọi cỏ gà, đánh khăng, thả diều...

Phó hoạn!

Chuyện ông hoạn lợn nghe vậy mà đã đi vào dĩ vãng gần nửa thế kỷ rồi. Nhưng tôi tin rằng những ai đã sinh ra và lớn lên trong thời bao cấp sẽ không thể quên được hình ảnh ông thợ hoạn lợn mặc quần áo nâu, đầu đội mũ lá, đạp chiếc xe đạp cà tàng, đi khắp các làng, xã trong vùng cất tiếng rao văng vẳng 'ai hoạn lợn…đê…ai hoạn lợn…nào…'.