Bông hồng cài áo là một đoản văn tuyệt đẹp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào năm 1962, từ đoản văn này một nghi thức đặc biệt mang tên 'Bông hồng cài áo' trong dịp lễ Vu Lan cũng đã được ra đời.
Nếu chọn những ca khúc tiêu biểu cho âm nhạc Việt Nam nửa thế kỷ qua, hẳn sẽ có các ca khúc về Hà Nội. Khả năng rất lớn là trong số bài hát về Hà Nội tiêu biểu ấy sẽ có các tác phẩm do chính Phú Quang sáng tác! Điều này có cơ sở vì người ta có thể lập một danh sách những biểu tượng Hà Nội trong những bài hát của Phú Quang, chúng đã làm nên thẩm mỹ lịch lãm, sang trọng cho mảnh đất này và cũng góp vào nền ca khúc Việt một dấu ấn hiện đại trong những thập niên cuối thế kỷ trước.
Tháng Bảy Âm lịch, những cơn mưa dường như muốn níu chân người quên vội, để lòng người chậm lại với những yêu thương. Mưa gọi về nỗi nhớ công ơn sinh thành, về tình yêu đôi lứa của vợ chồng Ngâu, của những giọt nước mắt buồn và đẹp nhất thế gian, của sự ấm áp khi nghe nhắc tới bông hồng cài áo. Những nỗi buồn và sự ấm cúng lan tỏa yêu thương.
'Hagakure' (Diệp ẩn) là cuốn sách về cách sống, mục đích sống và quản trị cuộc đời qua những lời khuyên hữu ích của Jōchō.
Câu hỏi này quan trọng lắm, thuộc về vấn đề giáo dục. Cái mê tín hôm nay có thể trở thành cái không mê tín của ngày mai.
Sáng 15-10, gia đình nhạc sĩ Bắc Sơn đã hoàn tất 5 tập đợt đầu trong dự án giới thiệu chương trình đọc truyện Bắc Sơn với giọng đọc của nghệ sĩ Tú Trinh.
Người trẻ thường hay loay hoay trong cuộc sống, đôi khi quá căng thẳng, đôi khi quá vội vàng, đôi khi chẳng cân nhắc thiệt hơn… Chính vì thế cuốn sách 'Khi em chạm phải một nỗi buồn' của tác giả Chương Đặng là những đoản văn chân thành tác giả dành cho người trẻ.
Sáng 5-7, Nhà Thiếu nhi Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm Trại sáng tác Thơ văn tuổi học trò tỉnh Đồng Nai (2010-2019) và tổng kết Trại sáng tác Thơ văn tuổi học trò tỉnh Đồng Nai lần thứ 10 năm 2019.
Những ai biết ít nhiều về gia thế xuất thân và đường đời của tác giả trong những năm đất nước có nhiều biến động dữ dội, nhiều triệu người Việt bị bứt ra khỏi quê hương, đều nhận ra nhiều nét như là tự truyện trong hầu khắp tác phẩm của Linh Bảo...
Họa sĩ Phạm Bình Chương sinh năm 1973, tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Hà Nội. Anh đã có 5 triển lãm cá nhân đều mang đề tài Hà Nội: 'Xuống phố 1', 'Xuống phố 2', 'Xuống phố 3' (Hà Nội), 'Câu chuyện bên lề đường' (Sài Gòn) và 'Golden Palace' (Mỹ). Tranh của anh có mặt tại các bộ sưu tập ở Việt Nam, Mỹ, châu Âu...
Nhắc câu chuyện làm tượng đài Mẹ Âu Cơ, nhiều người cho rằng đó là một giai thoại thú vị về cuộc gặp gỡ giữa hai con người đều mang tính cách 'đặc thù' của người xứ Quảng: Nguyễn Bá Thanh và Lê Công Thành, một là nhà lãnh đạo cao nhất của thành phố lúc bấy giờ và một là nghệ sĩ điêu khắc tài danh...
Cảnh quan trong những tùy bút của Nguyễn Thị Hậu không chỉ là sự miêu tả lại mà nó làm cho người đọc được lắng sâu trong những xúc cảm tinh tế thoáng hiện rồi lướt đi ngay không dừng lại lâu...
Ít ai biết rằng, người mang thông điệp 'bông hồng cài áo' vào lễ Vu Lan ở Việt Nam nửa thế kỷ trước chính là Thiền sư Thích Nhất Hạnh – vị Thiền sư được cả thế giới biết đến và kính trọng.
Ít ai biết rằng, người mang thông điệp 'bông hồng cài áo' vào lễ Vu Lan ở Việt Nam nửa thế kỷ trước chính là Thiền sư Thích Nhất Hạnh – vị Thiền sư được cả thế giới biết đến và kính trọng.
Tôi mở đề như vậy không có ý diễn giải về một triết lý cuộc sống mà muốn 'dẫn nhập' cho câu chuyện về tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhà đầu tư luôn luôn là những người tìm kiếm – tìm kiếm cơ hội.
.VN - Trước tiên cũng 'thú nhận' rằng, đi tìm kiếm thông tin báo chí mà theo kiểu 'dò kim đáy biển', tức là chưa biết thông tin gì nhiều về điểm đến, đi đến đâu biết đến đó sẽ là một phương pháp rất không khoa học. Đấy là nói về thu thập thông tin. Còn nói về cảm xúc thì chưa hẳn vậy, có khi hoàn toàn khác. Cái cách làm báo như thế, đôi khi với tôi, nó đưa lại nhiều hiệu quả. Và nó cũng chỉ phù hợp với một số thể loại báo chí mà thôi, đặc biệt là thể loại ký. Du ký là một trong những thể loại như thế.