Những vụ sạt lở nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, sạt lở lộ giao thông nông thôn, việc lưu thông khó khăn.
Cuối tháng 5-2023, ĐBSCL bước vào mùa nước kiệt nhất trong năm, cũng là lúc hàng loạt vụ sạt lở xảy ra ven sông Tiền, sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Các nhà khoa học lý giải: nhiều đoạn bờ sông trước đó bị 'đứt chân' kiểu 'hàm ếch' nên vào cuối mùa khô, mực nước sông thấp, bờ cao, đất chịu áp lực lớn, dẫn đến liên tiếp xảy ra sạt lở.
Tình trạng sạt lở được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Xây kè là biện pháp phải làm ở những nơi xung yếu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, không nên làm kè tràn lan và nếu như cứ làm kè thì không thể đủ tiền để 'chạy' theo sạt lở.
Khoảng gần 1 tháng qua, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận hàng chục vụ sạt lở bờ sông, khiến nhiều căn nhà bị nhấn chìm, công trình giao thông bị chia cắt. Theo dự báo của các ngành chức năng và chuyên gia, tình trạng sạt lở sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Trong vòng 10 ngày trở lại đây, cùng một khu vực tại xã Tam Giang (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) xảy ra 2 vụ sạt lở đất ven sông, làm hư hỏng nhiều nhà cửa và thiệt hại tài sản người dân.
Vụ sạt lở trong đêm xảy ra khu vực chợ nhà lồng Kênh 17 (Cà Mau) đã làm ảnh hưởng đến 2 căn nhà dân, ước tổng thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.
Ngày 11/5, Đoàn công tác Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan dẫn đầu, đã làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Chiều 10-5, bà Nguyễn Hồng Mơ, Chủ tịch UBND xã Tam Giang (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) cho biết, lãnh đạo huyện vừa xuống tận nơi thăm hỏi, động viên và hỗ trợ bước đầu cho 4 hộ dân có nhà bị sạt lở trong khu vực chợ nhà lồng thuộc ấp Kinh 17, xã Tam Giang.