Những tháng ngày an cư, chư tăng, ni đã chuyên tâm tu học Kinh Vô Lượng Thọ, Luật Sa Di Giải, Luận Thiền Lâm Bảo Huấn, vừa học, vừa hành, vừa chiêm nghiệm ứng dụng trong đời sống tu tập, lãnh đạo và hoằng pháp.
Cũng vậy, Thực tướng hay bản thể tối hậu trong kinh A Di Đà chính là một chỉnh thể bao gồm cả tính không (bản thể) và tính có (hiện tượng). Hai mặt mày là cùng một thể không tách rời.
Tiến trình giảng dạy của ba Kinh Tịnh độ là một hệ thống rõ ràng, từ phát nguyện, đến đối tượng tiếp độ và cuối cùng là phương pháp thực hành. Tất cả đều quy về Danh hiệu Phật A Di Đà như trục xoay trung tâm.
Sự dung thông của ba bộ Kinh Tịnh Độ không chỉ giúp người tu hành có cái nhìn toàn diện, mà còn cho thấy tính thâm sâu, rộng lớn và đơn giản mà hiệu quả của pháp môn này.
Hàng vạn bông cúc, sen... được thiết kế thành mô hình mang đậm ý nghĩa triết lý sâu xa của đạo Phật. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong dịp cung rước xá lợi Đức Phật về điện Tam Thế của chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam).
Khi niệm Phật, nên niệm 'A Di Đà Phật' hay 'Nam mô A Di Đà Phật' mới đúng với giáo pháp?
Nhắc đến Phật giáo là nhắc đến Đức Thích Ca, nhưng câu niệm phổ biến nhất lại là Nam mô A Di Đà Phật; hai vị Phật này khác nhau thế nào?
Ở Việt Nam, đức Phật A Di Đà được nhắc đến sớm nhất trong Cựu tạp thí dụ kinh. Pháp môn niệm Phật cũng đã được đề cập trong Lục độ tập kinh do Khương Tãng Hội dịch sang chữ Hán.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 20-4, Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội phối hợp Hội Cựu chiến binh Lực lượng Phòng không - Không quân VN tổ chức Lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Chiều 12-4, tại Khu di tích Láng Le - Bàu Cò, Ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh phối hợp chính quyền xã Tân Nhựt tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước và chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 được tổ chức tại TP.HCM.
Sáng 9-3, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An phối hợp Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa cùng chính quyền các cấp đã tổ chức công bố Điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung Cát Tường (tại ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ, H.Đức Hòa).
Trong Tịnh Độ tông, các hành giả tin rằng khi tụng danh hiệu của đức Phật A Di Đà, thì Ngài sẽ luôn bảo vệ, cứu độ người tụng niệm mọi lúc, mọi nơi.
Chiều 23-2, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An phối hợp Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa cùng chính quyền các cấp tổ chức Lễ công bố Điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung Quan Âm Lan Nhã, tại ấp Thuận Hòa 2, xã Hòa Khánh Nam, H.Đức Hòa.
Tiếp nối truyền thống hoằng dương chính pháp, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức Đại giới đàn Trí Tấn PL.2569 - DL.2025.
Tất cả kinh pháp mục đích giúp chọn một pháp hành cho tâm thức chứ không phải để sùng phụng hay tán dương một triết lý nghệ thuật của kinh điển Bắc truyền.
Trì tụng kinh điển là một pháp hành đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho người Phật tử tại gia. Điều quan trọng là giữ tâm thành kính, hiểu rõ nội dung và ứng dụng lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống hàng ngày.
Ngày 11-2 (14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), môn đồ tứ chúng đã tổ chức tưởng niệm 18 năm ngày Hòa thượng Thích Thông Bửu, viện chủ tổ đình Quán Thế Âm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) viên tịch.
Khi đọc được những công hạnh cao thượng, tốt đẹp của 13 vị tổ của Tịnh Độ tông này, chúng ta đều cảm phục và có ý định phát tâm học tập theo gương sáng của các Ngài.
Chiều 18-1 (19-12-Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Bình kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức Lễ cầu siêu đồng bào tử nạn do đại dịch Covid-19 tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Q.Tân Bình (448 Hoàng Văn Thụ, P.14, TP.HCM) - nơi từng là bệnh viện dã chiến của quận trong mùa đại dịch.
Giáo pháp Tịnh Độ không chỉ mang tính lý tưởng mà còn thiết thực, hướng dẫn chúng sinh vượt qua khổ đau bằng một phương tiện dễ dàng và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh thời đại đầy biến động.
Nếu chúng sinh nào tin rõ Phật pháp, cho đến tự quán chiếu trí tuệ, đoạn trừ nghi hoặc, gieo các thiện căn làm các công đức, chí tâm hồi hướng, sẽ được thân tướng quang minh, công đức trí huệ thành tựu viên mãn như các bậc đại Bồ tát.
Con người vì ái dục nên phải sống chết qua lại sáu nẻo tự chịu khổ vui không ai thay thế được, lành dữ biến hóa theo đó đi thọ sinh không đồng, tụ họp không hạn kỳ, chẳng tin kinh pháp, không biết lo xa, say mê giận hờn, tham đắm tài sắc.
Cõi nước đức Phật A Di Đà không có cảnh tối tăm, ánh sáng thường chiếu mọi lúc, không có sự chấp trước vào tài của, vào bất cứ điều gì, chỉ có sự hưởng thọ thanh tịnh an lạc tối thượng.
Hiện ở phương Tây các cõi đời này mười vạn ức cõi Phật, thế giới đó có tên là Cực Lạc, hay còn gọi là Tây phương Cực Lạc. Vị Pháp Tạng viên mãn thành Phật, hiệu là A Di Đà Phật.
Trong hai ngày 16 và 17-12, Đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc đã tổ chức khóa tập huấn tại chùa Bằng - Linh Tiên tự (Q.Hoàng Mai, Hà Nội).
Tối 17-12 (17-11-Âm lịch), nhân ngày vía Đức Phật A Di Đà, chư Tăng, Phật tử tổ đình Vạn Thọ (Q.1, TP.HCM) trang nghiêm tổ chức khóa lễ tụng kinh, thiền hành và thắp hoa đăng để cùng nhau nhắc nhở bản thân thực hành những hạnh nguyện cao cả của Ngài.
Chiều 15-12, chùa Linh Nguyên (xã Đức Hòa Hạ, H.Đức Hòa, tỉnh Long An) tổ chức hội hoa đăng Kính mừng Lễ vía Đức Phật A Di Đà.
Nay nhân khánh đản Đức Phật A Di Đà xin cùng đọc lại lời của Tổ Trần Nhân Tông để xem tổ tiên ta xưa tiếp nhận pháp môn Tịnh độ và thiết lập một Tịnh độ tại nhân gian đất Việt như thế nào.
Đức Phật A Di Đà là biểu tượng của ánh sáng vô lượng, từ bi vô hạn và là đấng cứu độ chúng sinh trong mười phương. Danh hiệu Ngài chứa đựng năng lực siêu việt, dẫn dắt chúng sinh vượt qua khổ đau và đạt đến bến bờ an vui của giải thoát.
Sáng 12-12, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An phối hợp Ban Trị sự GHPGVN H.Bến Lức, UBND xã An Thạnh tổ chức Lễ công bố điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung Phước Huệ.
Pháp môn niệm Phật đã trở thành điểm tựa tinh thần hết sức quan trọng cho những hành giả tu hành hướng về sự giác ngộ và những con người trong 'thời khắc sinh tử' được tiếp dẫn bằng những 'tia sáng nhiệm màu' của đức Phật
Đức Phật vĩnh hằng này được gọi là A Di Đà, và cõi Phật vĩnh hằng của Ngài được gọi là Cõi Cực Lạc. Giáo lý về sự giải thoát của Đức Phật A Di Đà trong Cõi Cực Lạc của Ngài được gọi là Pháp Tịnh Độ, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Phật Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà.
Đại sư Ấn Thuận nói: 'Trong giáo lý nhà Phật có vô lượng nghĩa lý, nhưng căn bản là thanh tịnh.' Thanh tịnh có nghĩa là không chấp trước vào mọi sự vật, hiện tượng, thậm chí cả ý niệm trong tâm. Hiểu một cách nghiêm ngặt, chỉ có chư Phật mới thanh tịnh.
Sáng 3-12, Sư cô Thích nữ Huệ Trí, trụ trì chùa Hải Vân (TP.Vũng Tàu) trang nghiêm tưởng niệm húy kỵ lần thứ nhất Ni trưởng Thích nữ Như Nguyên, nguyên Phó ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên Phó ban Quản trị tổ đình Huê Lâm, nguyên trụ trì chùa Hải Vân.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, sự đồng thuận của chính quyền các cấp, ngày 30-11, tại chùa Bộc (P.Quang Trung), Ban Trị sự TP.Hà Nội cùng Ban Trị sự Q.Đống Đa tổ chức Lễ cầu siêu cho các hương linh tại ngõ 167 phố Tây Sơn - nơi phát hiện hàng trăm bộ hài cốt.
Đức Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn Truyền thừa Phật giáo Drukpa chủ trì Pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên
Kinh Phật dạy chúng ta trừ khử tâm tham, chứ không bảo chúng ta thay đổi đối tượng tham lam. Sân cũng là hầm bẫy, si cũng là hầm bẫy, nhất tâm nhất ý hãy niệm A Di Đà Phật, diệt trừ tạp niệm để cầu sinh Tịnh độ.
Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu
Phật tính như hư không, thường hằng bao trùm khắp cả thế gian, chẳng thể chỉ đâu là hư không, không thể chỉ hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, trên hay dưới mới là hư không. Phật tính cũng không có lớn, nhỏ, hay của ai, không bị buộc vào cái thân nhỏ bé nào.
Sáng 12-11 (12-10-Giáp Thìn), tại chùa Ấn Quang (Q.10, TP.HCM), chư tôn đức Ban Quản trị cử hành Lễ tưởng niệm 5 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch.
Chiều 11-11, Ban Trị sự GHPGVN TP.Gò Công phối hợp với Ủy ban MTTQVN, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố trang nghiêm tổ chức Lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sĩ tại Đền thờ liệt sĩ TP.Gò Công.
Trong Phật giáo, có một cõi nước Tịnh độ của Ðức Phật mà mọi người luôn hướng đến, cầu sinh về đó. Vị giáo chủ của cõi nước này là Ðức Phật A Di Ðà, Ngài là vị chuyên gia quản lý rất xem trọng việc bảo vệ hệ sinh thái, rất khéo léo trong việc quy hoạch xây dựng và vô cùng am hiểu cách giáo dục nhân dân.
Các nghiên cứu cho biết, từ đặc trưng ngôn ngữ cổ đại Ấn Độ, cũng như nhiều nguồn căn cứ khác, trong đó sinh động nhất là nghệ thuật điêu khắc đã xác nhận thân tướng Bồ-tát Quán Thế Âm ban đầu được diễn tả là nam tướng.
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này.
Sắp tới đây, Viện Nghiên cứu Phật học VN sẽ tổ chức kỷ niệm 35 năm thành lập (1989-2024). Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng đương nhiệm đã có những chia sẻ về chặng đường hình thành và phát triển, những dấu ấn và thành tựu đặc biệt của Viện.
Chữ Tín của Thiền tông nhắm vào tự lực, tin tưởng vào tính Phật và khả năng thành Phật của mình. Còn Tịnh độ tông đặt trọng tâm vào tha lực. Sự mâu thuẫn này là nguyên nhân gây ra nhiều tranh biện chống báng nhau giữa tông đồ của hai bên.
Hòa thượng Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự T.Ư đã có những chia sẻ về nhiệm vụ của Ban Tăng sự T.Ư và thực trạng trong công tác quản lý Tăng Ni, tự viện trên Báo Giác Ngộ số 1272, do phóng viên Quảng Hậu thực hiện. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Năm Đinh Tỵ (1677), sau những ngày theo thương thuyền lênh đênh trên biển, Thiền sư Nguyên Thiều đặt bước chân đầu tiên đến xứ Đàng Trong, khởi đầu cho những năm tháng hành đạo trên đất Việt.
Đại Thừa đã xây dựng một cõi 'Cực Lạc Tây Phương' để thỏa mãn mọi nhu cầu dục vọng của con người thế gian, muốn chi được nấy, do sự diễn tả cảnh giới Tây Phương Cực Lạc quá đẹp đẽ như trong kinh Di Đà. Một cảnh giới lý tưởng, mà ai nghe đến cũng đều phải ham mê thích thú.
GN - Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.