Là một trong 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa, xã Thanh là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, đời sống người dân khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Những năm trở lại đây, với sự đồng thuận và quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững đã làm thay đổi đời sống và cảnh quan bộ mặt nông thôn xã biên giới này.
Qua 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm thay đổi diện mạo các bản làng huyện vùng cao Hướng Hóa, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS không ngừng được nâng cao.
Từ sản phẩm măng rừng, được hỗ trợ đầu tư và lập tổ hợp tác đã giúp hàng chục phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng biên Quảng Trị có sinh kế mới bằng sản phẩm nông nghiệp sạch.
Măng khô từ lâu được biết đến là một loại thực phẩm quen thuộc, có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tận dụng lợi thế về sản lượng măng dồi dào, với mong muốn tạo thêm thu nhập cho phụ nữ khó khăn, thông qua chương trình 'Tiến về phía trước', Tổ chức Plan International Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng mô hình sao sấy măng A Ho, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa. Dù mới đi vào hoạt động cách đây không lâu song mô hình này đã bước đầu cho thấy hiệu quả.
Huyện Hướng Hóa có hơn 94 nghìn dân, bao gồm 3 dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Kô. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 50% dân số toàn huyện, sinh sống ở 21 xã, thị trấn, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Ngày 28/12, Đoàn công tác Huyện ủy A Lưới đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 6 đang dã ngoại làm công tác dân vận tại xã A Roàng (A Lưới).
Những năm qua, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm bảo vệ đường biên, cột mốc trên tinh thần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Vượt qua những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội với nguồn lực trong dân còn hạn chế, xuất phát điểm thấp và ảnh hưởng của thiên tai, COVID-19, xã Thanh, huyện Hướng Hóa đang nỗ lực vươn lên, tạo động lực trên chặng đường xây dựng nông thôn mới.
Giống như già Phàn Phù Lìn, già Pả Ai ở bản A Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là một lão nông người Vân Kiều đã sống qua 80 mùa bắp ở vùng biên này. Sẽ chẳng có gì nhiều để nhắc đến già ấy nếu như không có một sự kiện hi hữu xảy ra: đó là việc hai bản thuộc hai đất nước này lại có chung... một khu rừng ma, là nơi an táng người chết của cả hai bản A Ho, Việt Nam và bản Đen-vi-lay nằm bên dòng sông Xê Pôn của nước bạn Lào.
Nơi miền biên giới Việt - Lào, tình cảm keo sơn của cư dân đôi bờ sông Sê Pôn luôn nồng thắm. Ở đó, bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và người dân đã cùng nhau vun đắp tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và bảo vệ đường biên cột mốc nhằm gìn giữ tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp 'mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững'…
Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong phong trào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, những năm qua ở huyện miền núi Hướng Hóa đã xuất hiện nhiều già làng có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới quê hương. Trong đó, già làng Lê Minh Mết, bản A Ho, xã Thanh là một điển hình.