Nhóm cổ phiếu ngành điện bật lên dù không phải là động lực chính cho VN-Index trong phiên hôm nay, nhưng động lực tâm lý là đáng ghi nhận, với POW là tâm điểm khi thanh khoản tăng vọt và giá cổ phiếu trở lại mức đỉnh trong 2 năm qua.
Áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về dưới mốc tham chiếu, tuy nhiên lực cầu sôi động và lan rộng các nhóm ngành, đã giúp thị trường chính thức thử thách thành công mốc 1.290 điểm.
Hôm nay 6/6, có 6 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn. Việc các doanh nghiệp này giao dịch cổ phiếu số lượng lớn có thể tạo ra những biến động phiên giao dịch.
Thị trường UPCoM tháng 5/2024 có diễn biến sôi động với thanh khoản tăng mạnh so với tháng trước. Khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân đạt xấp xỉ 82,09 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch (GTGD) bình quân đạt hơn 1.327 tỷ đồng/phiên, tăng 67,84% về KLGD và tăng 93,43% về GTGD so với tháng 4/2024.
Thị trường khép lại phiên giao dịch tương đối trầm lắng khi áp lực phân hóa cao đã diễn ra trên bảng điện tử. Điểm nhấn hiếm tại với diễn biến của nhóm cổ phiếu thép và công nghệ - viễn thông.
Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường UPCoM tháng 5/2024 có diễn biến sôi động với thanh khoản tăng mạnh so với tháng trước. Khối lượng giao dịch bình quân đạt xấp xỉ 82,09 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 1.327 tỷ đồng/phiên, tăng 67,84% về khối lượng giao dịch và tăng 93,43% về giá trị giao dịch so với tháng 4/2024.
Diễn biến sôi động với thanh khoản tăng mạnh, giá trị giao dịch của thị trường UPCoM trong tháng 5/2024 tăng 93,43% so với tháng trước.
5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên sàn UPCoM trong tháng 5 là ABB, BSR, MSR, AAH, VGT.
Thị trường giao dịch phân hóa khiến VN-Index chỉ nhúc nhắc tăng, tuy nhiên dòng tiền vẫn hoạt động khá sôi động và đang tìm đến những cơ hội mới tại các mã có thông tin hỗ trợ tích cực.
Điểm số thị trường chưa thực sự bứt lên và tạo xu hướng rõ ràng như mong đợi, nhưng điểm tích cực là dòng tiền rất đang 'chịu khó' tìm kiếm cơ hội khi ghi nhận mức độ lan tỏa tốt ngay từ sớm trong phiên sáng nay.
Thị trường có phiên phục hồi tích cực về điểm số, tuy nhiên thanh khoản lại giảm mạnh so với phiên trước. Tâm điểm của thị trường đổ dồn về cổ phiếu POW khi tăng trần và dư mua hơn 5,6 triệu đơn vị ở giá cao nhất. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh.
Thị trường đã lấy lại cân bằng và hồi phục nhẹ trong phiên đầu tuần ngày 27/5 với dòng tiền tiếp tục luân chuyển qua nhóm cổ phiếu điện giúp nhiều mã trong ngành nổi sóng, đặc biệt là cổ phiếu POW.
Mặc dù không thể giữ được đà tăng từ đầu phiên nhưng thị trường vẫn rất tích cực. Dòng tiền hoạt động mạnh đã giúp VN Index có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp và áp sát mốc 1.280 điểm. Khối ngoại tranh thủ bán ròng khá mạnh với tổng giá trị hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Thị trường có phiên giao dịch sôi động với khối lượng hơn 1,1 tỷ đơn vị và tổng giá trị vượt xa 1 triệu USD, tuy nhiên thiếu sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ cột đã khiến VN-Index 'lỗi hẹn' với mốc 1.280 điểm.
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.
Từ 8 - 15/5, cổ phiếu AAH được hâm nóng trở lại với chuỗi tăng mạnh cùng thanh khoản bùng nổ. 6 phiên tăng trần liên tiếp đưa cổ phiếu AAH lên 7.000 đồng/cp.
Thị trường có phiên tích cực cả về điểm số, độ rộng và thanh khoản, giúp VN Index dễ dàng vượt qua mốc 1.250 điểm. Từ nhóm cổ phiếu trụ cho đến cổ phiếu vừa và nhỏ, có hàng loạt mã khoe sắc xanh, sắc tím. Khối ngoại cũng quay đầu mua ròng giúp thị trường thêm sôi động.
Dù dòng bank vẫn chưa được 'kích hoạt', nhưng diễn biến chung khởi sắc với nhiều mã xác lập đỉnh lịch sử mới, chỉ số VN-Index vẫn vượt mốc 1.250 điểm và đóng cửa tại mức giá cao nhất trong 1 tháng.
Thị trường có phiên giao dịch khá thận trọng với việc VN Index chỉ tăng điểm nhẹ trên nền thanh khoản thấp. Điểm nhấn của thị trường nằm ở một số cổ phiếu vừa và nhỏ khi tiếp tục hút dòng tiền và tăng tốt. Khối ngoại bán ròng hơn 850 tỷ đồng.
Thị trường tiếp tục điều chỉnh khi nhóm cổ phiếu trụ bị bán mạnh. Tuy nhiên, lực đỡ vẫn rất tốt giúp VN Index hồi mạnh vào những phút cuối và giữ được mốc 1.240 điểm. Trong khi đó, dòng tiền đã tìm đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tối ưu hóa lợi nhuận giúp nhiều mã tăng mạnh. Khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn với giá trị hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Sau hơn 1 giờ 'ru ngủ' rồi đột ngột giảm sâu, thị trường đã 'giật mình tỉnh giấc' nhờ lực cầu được kích hoạt và VN-Index lấy lại mốc 1.240 điểm. Điểm nóng là nhóm cổ phiếu chăn nuôi với đà tăng mạnh cả về giá và thanh khoản.
30 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức tuần này; chứng khoán được dự báo vào vùng kháng cự mạnh...
VN-Index tiếp tục điều chỉnh khi không thể vượt qua vùng kháng cự 1.250 điểm. Nguyên nhân do dòng tiền không đồng thuận đổ mạnh vào các nhóm cổ phiếu có vai trò trụ cột của thị trường, thay vào đó là phân tán đến các cổ phiếu riêng lẻ.
Cổ phiếu Dabaco (DBC) kết phiên tại mức giá cận trần 30.700 đồng/cp. Cổ phiếu của công ty này tăng mạnh trong bối cảnh công ty vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
Áp lực bán gia tăng ở nhóm VN30 đã lan rộng ra thị trường khiến VN-Index nới rộng đà giảm điểu. Trong bối cảnh thị trường chung không mấy thuận lợi, nhiều cổ phiếu công nghệ vẫn đua nhau tăng tốt.
Phiên giao dịch ngày 9/5, chỉ số VN Index giảm gần 2 điểm, thanh khoản sụt giảm so với phiên trước. Điểm tích cực là bảng điện tử lại đảo chiều với sắc xanh chiếm ưu thế dù không quá lớn, cũng như dòng tiền đầu cơ chảy khá mạnh vào nhiều cổ phiếu nhỏ.
Một phiên giao dịch tương đối 'bình yên' của thị trường, khi điểm số không biến động quá mạnh, thanh khoản ở mức 'chấp nhận được'. Nhưng dòng tiền lại có phần né tránh các bluechip, cổ phiếu đầu ngành và dành sự quan tâm cho những mã vừa và nhỏ, có tính đầu cơ ngắn hạn cao.
Nhà đầu tư cũng trở lại trạng thái thận trọng sau những phút đầu tích cực khi dòng tiền không tìm được nhiều lý do để mua mạnh hơn.
Thị trường gặp áp lực bán khá mạnh nhưng sự tích cực từ nhóm dầu khí giúp VN Index tiếp tục tăng và vượt mốc 1.250 điểm. Trong bối cảnh thị trường giằng co khá mạnh thì khối ngoại tranh thủ xả hàng khi bán ròng tới gần 1,3 nghìn tỷ, tập trung chủ yếu vào VHM.
Dù lực cầu lớn, nhưng lực bán quá mạnh khiến NVL không thể trụ vững, lao dốc về mức kịch sàn khi đóng cửa phiên chiều nay 8/5 với thanh khoản lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, VN-Index lại có phiên thoát hiểm ở phút 90 nhờ dòng tiền hoạt động tích cực.
Lực cầu cải thiện rõ rệt trong phiên giao dịch buổi chiều, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu lớn, giúp VN-Index duy trì vững sắc xanh và có được phiên tăng tốt thứ 2 liên tiếp với mức tăng hơn 7 điểm.
Thị trường UPCoM tháng 4/2024 có xu hướng giảm về điểm số và thanh khoản so với tháng trước. Cụ thể, trong tháng, chỉ số UPCoM-Index giảm 3,07 điểm, trong khi đó, thanh khoản bình quân phiên cũng giảm 2,28% so với tháng 3/2024.
Mặc dù thị trường UPCoM trong tháng 4/2024 cũng ghi nhận đà giảm khá mạnh của cả chỉ số và thanh khoản so với tháng trước, nhưng vẫn có nhiều mã 'vượt bão' và ghi nhận đà tăng mạnh trên dưới 100%.
Số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 4/2023, trên thị trường UPCoM, giá trị giao dịch bình quân 686 tỷ đồng/phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 107 tỷ đồng.
Phiên tăng điểm với thanh khoản thấp không nói lên nhiều điều về xu hướng của thị trường. Điểm sáng hiếm hoi đến từ một vài mã buechip như SAB, FPT và đáng kể là nhóm cổ phiếu điện khi đã bất ngờ tăng tốc về cuối ngày.
Thị trường giao dịch phân hóa với dòng tiền vẫn tập trung giao dịch ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, tuy nhiên, mã lớn VIC đã tăng tốc cuối phiên và trở thành động lực chính giúp VN-Index khởi sắc.
Tâm lý nghỉ lễ đã lan rộng khiến thị trường đi ngang trong biên vận động hẹp, trên nền thanh khoản thấp suốt cả phiên. Trong bối cảnh đó, một số mã thuộc nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thu hút dòng tiền để tăng khá tốt. Khối ngoại cũng hoạt động cầm chừng với mức bán ròng khoảng 400 tỷ đồng.
Những phiên biến động mạnh về điểm số gần đây của thị trường khiến nhà đầu tư trở nên do dự và thận trọng hơn, trong khi kỳ nghỉ lễ dài ngày đến gần càng cho thêm lý do để dòng tiền chọn cách đứng ngoài, chờ đợi tháng giao dịch mới.
Dù nỗ lực duy trì đà tăng nhờ sự hỗ trợ của TCB, nhưng lực cầu yếu khiến VN-Index quay đầu giảm trở lại trong phiên sáng nay.
Mặc dù thanh khoản giảm mạnh, nhưng áp lực bán được tiết chế đã giúp thị trường giao dịch khởi sắc. Đáng chú ý, trong khi sắc xanh lan rộng bảng điện tử thì cổ phiếu QCG lại bị bán tháo sau 3 tuần tăng tốc.
Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, với tất cả các nhóm ngành đều mất điểm và chỉ số VN-Index bay hơn 20 điểm, chính thức thủng mốc 1.170 điểm.
Cầm cự khá tốt trong phiên sáng và 40 phút giao dịch đầu của phiên chiều, nhưng lực bán giá thấp ồ ạt được tung ra sau đó đã khiến thị trường rơi mạnh, VN-Index mất tiếp gần 23 điểm, xuyên thủng mốc 1.200 điểm.
Thị trường rung lắc mạnh khi có lúc đã rơi về vùng 1.190 điểm nhưng sau đó đã lấy lại sự cân bằng. Lực cân của VN Index đến từ nhóm cổ phiếu trụ, nhất là các mã ngân hàng, trong khi nhiều mã thuộc nhóm bất động sản vẫn giảm mạnh. Khối ngoại mua bán khá tích cực với việc mua ròng nhẹ.
Sau nửa đầu phiên sáng quan sát, bên nắm giữ cổ phiếu tỏ ra mất kiên nhẫn đẩy bán mạnh khiến thị trường chìm trong sắc đỏ và VN-Index đánh rơi thêm gần 10 điểm trong phiên sáng nay (16/4).
Thị trường đột ngột cắm đầu lao dốc sau thời điểm 14h khi áp lực bán tháo diễn ra trên diện rộng khiến cổ phiếu la liệt nằm sàn, chỉ số VN-Index bốc hơi xấp xỉ 60 điểm, mức giảm mạnh nhất trong gần 2 năm qua.
Thị trường bật tăng mạnh trong phiên chiều với sự thăng hoa của nhóm ngân hàng. Theo đó, VN Index tăng hơn 18 điểm và tiến về sát vùng 1.280 điểm. Khối ngoại tranh thủ xả hàng khi bán ròng gần 730 tỷ đồng.
Bên cạnh diễn biến có phần sôi động hơn ở nhóm bất động sản, sự hồi phục của nhiều mã ngân hàng, đã tiếp sức giúp thị trường nới rộng biên độ tăng sau khi VN-Index bị đẩy về sát mốc tham chiếu.
Thị trường khởi đầu kém sắc nhưng đã dần lấy lại được cân bằng vào cuối phiên. Dù vẫn gặp khó trước vùng 1.260 điểm nhưng nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép… khá tích cực. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng. Khối ngoại mua ròng nhẹ với tổng giá trị gần 150 tỷ đồng.