Mưa lũ nhiều ngày qua gây thiệt hại trên 600 ha lúa mùa của nhân dân huyện Thuận Châu. Huyện đã và đang tập trung chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Vụ mùa năm nay, huyện Định Hóa có kế hoạch gieo cấy 4.736ha lúa, trong đó trà lúa mùa sớm, lúa mùa trung phấn đấu đạt 1.890ha, bằng 40% tổng diện tích, tăng trên 5% so với cùng kỳ năm 2023, để mở rộng diện tích các cây lương thực, rau màu vụ Đông. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành gieo cấy trà lúa mùa sớm và đang khẩn trương gieo cấy trà lúa mùa chính vụ.
Bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang bước vào thu hoạch lúa xuân. Năm nay, nhờ được chủ động gieo cấy đúng khung thời vụ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên bình quân năng suất lúa xuân ước đạt khoảng 56,45 tạ/ha, vượt so với kế hoạch đề ra.
Khi thời vụ thu hoạch vào cao điểm, hoạt động thu mua lúa xuân ở Hà Tĩnh cũng sôi động. Với việc giá lúa tăng cao đã mang lại niềm vui lớn cho bà con nông dân.
Những ngày này, nông dân Hà Tĩnh đang tất bật thu hoạch lúa xuân. Để tránh nắng và đẩy nhanh tiến độ, bà con đã tranh thủ thời gian ban đêm để ra đồng gặt lúa.
Những ngày này, nông dân các địa phương trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đang ra đồng thu hoạch lúa Xuân trong niềm vui được mùa, được giá. Vụ Xuân 2024, Hà Tĩnh sản xuất 59.107 ha lúa, nhiều địa phương đạt năng suất cao như: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Kỳ Anh…
Với phương châm 'lúa chín đến đâu, thu hoạch nhanh gọn đến đó', Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 7.700 ha lúa vụ xuân; nhiều địa phương dự kiến năng suất đạt cao.
Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giá trị sản phẩm lúa hàng hóa, từ năm 2017, huyện Vĩnh Linh đã khuyến khích, vận động nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ thông qua việc liên kết chuỗi với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) từ khâu giống, vật tư nông nghiệp đến tiêu thụ sản phẩm.
Huyện Triệu Phong có diện tích đất nông nghiệp hơn 27.948 ha, chiếm 79,09% diện tích đất tự nhiên. Dân số toàn huyện hơn 90.530 người, trong đó người dân sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 95%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 68,44 triệu đồng.
Ngay sau khi kết thúc những ngày nghỉ tết Nguyên đán năm 2024, người dân huyện Phú Lương đã tập trung xuống đồng làm đất gieo trồng cây vụ xuân.
Sắc Xuân vẫn đang căng tràn trên những nẻo đường. Ở nhiều địa phương trong tỉnh, bà con nông dân đã xuống đồng làm đất, gieo cấy, chăm sóc lúa xuân đảm bảo đúng khung thời vụ.
Theo cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, từ ngày 10 - 25/1, toàn tỉnh sẽ có gần 50.000 ha lúa được xuống giống, chiếm 84,5% diện tích vụ lúa xuân năm nay.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, vụ đông xuân 2023 - 2024, huyện Vĩnh Linh triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ với tổng kinh phí đầu tư 2,16 tỉ đồng (trong đó người dân tham gia đối ứng trên 1,3 tỉ đồng).
Quảng Bình triển khai sản xuất vụ hè-thu năm 2023 trong điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Ngành Nông nghiệp và các địa phương đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân bố trí cơ cấu giống hợp lý, tranh thủ sớm thời vụ, hạn chế tác động của hạn hán…, nhờ vậy, nông dân toàn tỉnh đã có một vụ mùa thắng lợi.
Nhằm nâng cao giá trị sản xuất lúa, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện Đề án 'Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025', đến nay TP. Phổ Yên có 7 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Vụ lúa xuân 2023, bà con nông dân toàn tỉnh đã gieo cấy đúng khung thời vụ, làm tốt khâu dự báo, phòng, trừ sâu bệnh và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên vụ lúa xuân trên địa bàn tỉnh được mùa trên nhiều phương diện.
Vụ hè thu 2023, Hà Tĩnh phấn đấu cơ bản xuống giống trước ngày 10/6, đảm bảo cơ cấu giống phù hợp, né tránh thời tiết bất lợi cuối vụ.
Vụ xuân năm nay, mặc dù gặp nhiều bất lợi do tình hình thời tiết, sâu bệnh nhưng Thái Nguyên vẫn hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất đề ra.
Theo ngành chuyên môn Hà Tĩnh, dự kiến năng suất lúa vụ xuân toàn tỉnh ước đạt trên 58,46 tạ/ha.
Theo kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp truyền thống, để vụ mùa thắng lợi thì phải đáp ứng 4 yếu tố 'Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống'. Nhưng với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, giống quyết định đến năng suất, sản lượng, phẩm chất, lợi nhuận cho người trồng lúa. Với các thành tựu khoa học kỹ thuật, nhiều giống lúa ngắn ngày năng suất cao đã được ngành nông nghiệp khảo nghiệm và đưa vào sản xuất, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng vụ mùa.
Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng. Qua đó, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại nền nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Hiện nay, công tác chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa đang được các huyện, thành phố và nông dân trong tỉnh tích cực triển khai. Các khâu chọn lựa cơ cấu, giống, làm đất, phòng trừ sâu bệnh được bà con nông dân chuẩn bị kỹ lưỡng bảo đảm cho một vụ mùa thắng lợi. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Sản xuất lúa hè thu năm 2022 ở Hà Tĩnh bức bách về thời vụ nên ngành chuyên môn, các địa phương đã có những định hướng hợp lý trong cơ cấu giống, đảm bảo 'ăn chắc', né tránh thời tiết bất lợi cuối vụ.