Nằm ở dải đất miền Trung với vị trí chiến lược trọng yếu, nơi từng diễn ra nhiều cuộc đối đầu lịch sử, nơi giao thoa của các nền văn hóa, trong thời kỳ đổi mới, tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu, hợp tác quốc tế.
Những tập tục lạc hậu ăn sâu, bám chặt trong nhận thức, khiến người ốm đau không được đưa đến cơ sở y tế để chữa trị; tục đâm trâu trong các lễ hội gây lãng phí, tốn kém; tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, làm trì trệ sự phát triển. Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào được gìn giữ, phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ.
Đakrông là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho Nhân dân. Trong đó, xã A Bung là một trong những điểm sáng, hiện còn bảo tồn, lưu giữ được các di sản văn hóa vật thể quý giá như cồng chiêng, khèn, trống, thanh la... và cũng là địa phương thành lập được 2 đội cồng chiêng trên địa bàn.
Từ thuở lập bản làng, giống lúa nếp than (đệp cù cha) đã theo bước chân thiên di bất định của đồng bào dân tộc Pa Kô lang bạt khắp các cánh rừng Trường Sơn để được gieo ươm qua bao mùa lúa rẫy. Cứ ngỡ giống lúa nếp than chỉ thích hợp nảy mầm trên nương rẫy bám vào sườn đồi nhưng không nay, giống lúa nếp than đã trút bỏ 'tính đỏng đảnh' để chịu nảy mầm trên những thửa ruộng thiếu nước ở xã A Ngo, Tà Long… trong khát vọng trở thành sản phẩm OCOP chủ lực của huyện rẻo cao Đakrông (Quảng Trị).
Người Pa Kô là những chủ nhân lâu đời của vùng đất miền núi cao 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị, với số dân ước khoảng gần 16.500 người. Trong đời sống của người Pa Kô có rất nhiều lễ hội, nhưng lễ hội Ariêu Ping là lớn nhất và mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc, thể hiện sự tôn kính, hiếu nghĩa của người đang sống với những người đã khuất, đồng thời, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, cùng nhau xây dựng bản làng no ấm, phồn vinh và hạnh phúc…