Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) là nơi khởi nguồn cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931). Để chỉ đạo phong trào cách mạng, trước đó, Xứ ủy Trung Kỳ đã lựa chọn nhà của cụ Hoàng Viện (ở làng Phúc Mỹ, xã Hưng Châu) làm căn cứ địa cách mạng trong các giai đoạn 1930-1931, 1939-1945. Nhiều lãnh đạo của Đảng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chu Huy Mân, Bùi San, Trần Quỳ, Trần Văn Quang… đã từng lưu lại nơi đây.
Khu Quảng trường Văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) được đầu tư gần 200 tỷ đồng để xây dựng tại khuôn viên Trung tâm Thể thao tỉnh, tiếp giáp với các đường phố Hà Huy Tập, Tố Hữu, Lý Tự Trọng và Bùi San (phường Xuân Phú, TP. Huế).
'Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy'.
Trước khi qua đời, ông Đỗ Hằng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê (tỉnh Gia Lai) đã gửi cho chúng tôi tập tài liệu về Anh hùng Đỗ Trạc-người có công khai sáng, mở đường đầu tiên cho phong trào cách mạng An Khê với di nguyện là: Hãy viết một tập ký về người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp trên đất An Khê. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chấp bút, đến nay, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành tập truyện ký về cuộc đời người con của quê hương An Khê, xin trích đăng một phần giới thiệu cùng bạn đọc.
Ngày 2-5, Ban tổ chức Cuộc thi tìm hiểu 'Gia Lai-90 năm hình thành và phát triển' công bố kết quả kỳ thi thứ bảy và nội dung câu hỏi kỳ thi thứ tám.
Đây là sự lạ, trường hợp đặc biệt hy hữu của một nhà cách mạng Việt Nam. Nhân bài viết này, chúng tôi cũng muốn chuyển tải một số thông tin với nhiều người vẫn còn mới mẻ. Đó là những câu chuyện liên quan đến chiến sĩ cộng sản Hồ Xuân Lưu (Trần Quốc Thảo) quê ở Quảng Trị.
Bất chấp mọi hiểm nguy liên quan đến tính mạng, gia đình và cộng đồng, cụ Rơchơm Yut-người Jrai ở làng Lút (nay thuộc xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã giữ tấm ảnh Bác suốt gần 20 năm, cả trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Sau năm 1960, bị bệnh nặng, biết mình không qua khỏi nên cụ đã trao kỷ vật thiêng liêng này lại cho cán bộ cách mạng. Năm 1963, Tỉnh ủy Gia Lai chuyển tấm ảnh này cho Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Sáng 19-10, tại TP Huế, Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với phong trào cách mạng ở Thừa Thiên - Huế và Trung kỳ'.