Nhiều HTX đang sản xuất những mặt hàng gia vị độc đáo, đặc trưng nhưng do thiếu đầu tư chuyên nghiệp và chưa nắm bắt được những yêu cầu của người tiêu dùng nên chưa tiếp cận được những thị trường tiềm năng.
Dổi - cây che mưa giông, nắng, gió những mái nhà Mường. Dổi cho bóng mát - không khí trong lành - cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Dổi cho thân gỗ cao vút, thẳng tắp để người quê tôi làm nếp nhà sàn. Dổi cho loại hạt nức vị các món ăn; cho loại thuốc quý để người Mường khỏe mạnh. Dổi xứ Mường hôm nay ở nhiều vùng quê từ Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên đến Tây Nguyên xa xôi... đang mang lại những mùa Xuân no ấm.
Trong 2 năm trở lại đây, sản phẩm hạt dổi, cây dổi giống ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) không những chậm tiêu thụ mà giá bán giảm so với trước. Theo người dân nơi đây, ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì thương hiệu dổi Chí Đạo đang gặp phải 'khó khăn kép' khi xuất hiện tình trạng sản phẩm dổi ở địa phương khác trà trộn, gắn mác dổi Chí Đạo với giá bán thấp hơn nhiều.
Nói đến Lạc Sơn, nhiều người nghĩ ngay đến đặc sản hạt dổi. Đây được coi là cây 'vàng' của vùng đất này. Nếu nhà nào sở hữu chục cây to thì cũng là tài sản không gì đắp đổi được.
Vừa qua, hạt dổi Chí Đạo, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã được UBND tỉnh chấm điểm, đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là cơ hội lớn để đưa hạt dổi Chí Đạo vươn xa hơn nữa, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân ở Mường Be.
Ở xứ Mường này, nhờ cây dổi mà nhiều gia đình thoát được nghèo, thậm chí làm giàu, xây được nhà lầu, sắm được xe hơi để đi. Năm nay cũng nhờ bán cây dổi giống mà HTX của ông Bun thu được khoảng 6 tỷ đồng.
Xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) được mệnh danh là 'thủ phủ' hạt dổi của tỉnh Hòa Bình. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường ẩm thực trong nước ngày càng phong phú, hạt dổi trở thành gia vị đặc sản không thể thiếu trên thị trường.