Đường thêm lớn, đời thêm vui

'Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…', anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Làm theo lời Bác

Tôi đã nhiều lần ngược xuôi trên huyện vùng cao Bắc Hà, gặp nhiều người từ nơi thuận lợi đến nơi khó khăn, từ các cụ cao niên đến những em nhỏ, khi nhắc đến Hồ Chủ tịch, họ đều thể hiện niềm kính trọng vô bờ, sự biết ơn lớn lao. Chính những cảm xúc thiêng liêng ấy đã giúp họ nghĩ tốt, sống đẹp, có thêm nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thi đua học tập, lao động, sản xuất. Họ như những bông hoa đẹp góp thêm sắc, thêm hương cho vườn hoa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nơi 'cao nguyên trắng'.

Ông Triệu A Sơn: Tỷ phú chốn sơn lâm

Được mệnh danh là tỷ phú chốn sơn lâm, ông Triệu A Sơn – Trưởng thôn Bản Lắp, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã thực hiện được ước mơ làm giàu khi biến rừng hoang thành rừng quế xanh vút tầm mắt. Ông Triệu A Sơn cũng là 1 trong 63 nông dân tiêu biểu của cả nước được tôn vinh và trao danh hiệu 'Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021'.

Đến đất quế nghe huyền tích voi thần

Lâu nay, xã Nậm Đét (Bắc Hà) nức tiếng xa gần bởi câu chuyện làm giàu từ cây quế của các bản làng người Dao sống quần cư bên các khe, suối. Quế Nậm Đét luôn được các thương lái trả giá cao bởi độ thơm, cay, vỏ dày và chất lượng tinh dầu đạt loại A. Có được điều này phải chăng bởi huyền tích 'đất yên để quế đẹp' mà người Dao tuyển nơi đây coi như kho báu của làng.

Thành phố tình yêu

Nhà sử học Lê Quý Đôn, trong Kiến văn tiểu lục đã mô tả con đường từ Tuyên Quang lên Hà Giang như sau: 'Đường bộ hành quân từ Trấn sở Tuyên Quang lên Hà Giang... người thường đi bộ chẳng qua 8, 9 ngày. Đây là đường chính, hai bên đều là dân cư, không hiểm trở lắm. Đường thủy hành quân từ Trấn sở Tuyên Quang đi Hà Giang: Ngược sông Cả (sông Lô) đi lên mất 19 ngày rưỡi. Con sông này khá rộng... Thuyền lớn của diêm hộ Tháp mai đều có thể đi được; nếu dùng thuyền độc mộc ngược dòng nước mà lên, chẳng qua chỉ 8, 9 ngày có thể đến được...'. Con đường ấy bây giờ là Quốc lộ 2 mà tôi vẫn thường qua lại, đã được mở rộng, nhiều cây cầu lớn bắc qua sông, suối, nhiều thị tứ, thị trấn mọc lên, dân cư đông đúc, hàng hóa sầm uất, đồi nương xanh một màu cây trái, lúa, ngô...