Nhà báo Trần Nhã: Giữ mãi phẩm chất người làm báo cách mạng

'Đối với tôi, những năm tháng làm phóng viên trong thời chiến là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi nhớ về những tháng ngày tươi đẹp đó!' - nhà báo Trần Nhã (tên thật là Trần Thanh Nhã), người phóng viên sau gần 60 năm vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Di tích căn cứ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Mỹ Tho: Ngày ấy, bây giờ

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Mỹ Tho, Gò Công, TP. Mỹ Tho lợi dụng địa hình thuận lợi xây dựng các căn cứ kháng chiến, tạo thành vùng giải phóng liên hoàn, những nơi khó khăn hình thành căn cứ lõm. Tại xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (nay là TX. Cai Lậy) từ năm 1972 - 1975, Tỉnh đội Mỹ Tho về đóng tại nhà ông Sáu Mão, ông Ba Quy (Trần Văn Quy), Tám Vu, ông Nguyễn Văn Trạng, ở ấp Tân Hòa. Đây là căn cứ nằm trong vùng giải phóng, được sự hết lòng che chở, đùm bọc của nhân dân.UBND tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định 09 ngày 15-2-2000 công nhận di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Mỹ Tho tại ấp Tân Hòa, xã Tân Phú là Di tích lịch sử cấp tỉnh.CĂN CỨ LÒNG DÂN

Gò Thành - di tích thuộc nền văn hóa Óc-Eo

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước chừng 200m.

Sở VH-TT&DL Tiền Giang: Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng nhân dịp đầu năm

Nhân dịp đầu năm mới, sáng 15-2, tại Bảo tàng Tiền Giang, Ban Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tiền Giang cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức do đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH-TT&DL làm Trưởng đoàn đến dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Vua Hùng.

Di tích Vịnh Bà Thu tại ấp 3, xã Tân Bình, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là di tích lịch sử cấp tỉnh. Hiện nay, di tích được nhân dân và chính quyền chăm sóc nhằm phục vụ công tác giáo dục truyền thống của địa phương. Cách đây 83 năm, đây là địa điểm xảy ra cuộc biểu tình quy mô lớn và quyết liệt của cán bộ, quần chúng nhân dân các xã Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông với địch trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23-11-1940.

Top 9 địa điểm du lịch Mỹ Tho đẹp nhất

Mỹ Tho là một trong những địa phương du lịch nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang với 9 địa điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua.

Bia Chiến thắng Căn cứ Thẻ 23 - nơi ghi dấu sự kiện lịch sử cách mạng

Theo Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hội Cư tập 1, 2 và Hồ sơ di tích lưu giữ tại Bảo tàng Tiền Giang, để làm bàn đạp tấn công vào trung tâm căn cứ cách mạng và đánh phá vùng giải phóng Nam - Bắc quốc lộ Cái Bè và tiếp giáp Đồng Tháp Mười, Mỹ đã cho xây dựng Thẻ 23 vào năm 1967 với diện tích 6.500 m2, có khả năng chứa từ 800 đến 1.000 quân Mỹ. Đến giữa năm 1968, Mỹ giao lại cho quân ngụy làm hậu cứ Trung đoàn 12, Sư đoàn số 7 Bộ binh ngụy (E.12 - F.7).

Chuyện về Di tích Ao Dinh và 2 ngôi mộ của nghĩa quân Trương Định

Di tích Ao Dinh và mộ nghĩa quân Trương Định thuộc loại hình di tích lịch sử. Đây là nơi Trương Định tuẫn tiết ngày 20-8-1864 tại Ao Dinh và 2 nghĩa quân của ông.

Thương tiếc Nghệ nhân Ưu tú - Nhà điêu khắc Trần Văn Trầm

Thông tin Nghệ nhân Ưu tú - Nhà điêu khắc Trần Văn Trầm đột ngột qua đời vào sáng sớm ngày 8-7 sau cơn nhồi máu cơ tim cấp tính (hưởng thọ 71 tuổi) đã khiến giới văn nghệ sĩ và đồng nghiệp bàng hoàng thương tiếc.

Di tích lịch sử Lũy Pháo Đài

Liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp của Anh hùng Dân tộc Trương Định, ở đất Gò Công còn lưu lại nhiều di tích như: Lũy Pháo Đài, Đám lá tối trời, Ao Dinh, đền thờ và khu lăng mộ của Anh hùng Dân tộc Trương Định…

Giỗ Tổ Hùng Vương - nét đẹp văn hóa có sức sống mãnh liệt của người Việt Nam

Từ ngàn đời nay, đối với mỗi người dân nước Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành một biểu tượng tinh thần, mang bản sắc văn hóa độc đáo, kết thành ý thức nguồn cội, nghĩa đồng bào và trở thành yếu tố nội lực tạo nên sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.TÔN VINH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI

Về thăm ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi

Di tích nhà cổ ông Lê Quang Xoát (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè) được biết đến là công trình kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Á- Âu, nhưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học đối với nhân dân Tiền Giang nói riêng và nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt Di tích Chiến thắng Ấp Bắc

Di tích Chiến thắng Ấp Bắc (xã Tân Phú, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vinh dự và tự hào của người dân tỉnh Tiền Giang nói riêng và người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Nơi đây đã và đang được các cấp, các ngành bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA

Chính thức vận hành tuyến xe điện chở khách tham quan nội ô TP. Mỹ Tho

Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, Công ty cổ phần Cảng Mỹ Tho đã đưa vào khai thác tuyến xe điện chở khách tham quan, du lịch trong nội ô TP. Mỹ Tho.

Chùa Quan Thánh - nơi ghi dấu sự kiện lịch sử cách mạng

Chùa Quan Thánh (hiện tọa lạc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) được xây dựng vào năm Ất Mão (1855), do ông Huỳnh Quý Toán là người có đức độ, uy tín trong làng đứng ra vận động nhân dân xây dựng (hiện còn ghi trên biển đại tự 'Nhân tĩnh tự'). Đây là một trong những cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở vùng đất Cái Bè cuối thế kỷ XIX. Ngoài chức năng thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu và những vị Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc của địa phương.

Phát hiện thêm di vật cổ Óc Eo - Gò Thành

Ngày 10-8-2022, trong quá trình sưu tầm hiện vật, nhận được tin báo của hội viên Hội Sử học tỉnh Tiền Giang Nguyễn Trung Trực, cán bộ Bảo tàng Tiền Giang đã tiến hành khảo sát thực địa tại nhà anh Trần Văn Nhanh (Mười Nhanh), ngụ ấp Tân Hòa, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo để tìm hiểu về một số hiện vật mà gia đình anh đang giữ.

18 lá vàng - món bảo vật quốc gia trên 1.500 tuổi

Cuối năm 2021, bộ sưu tập 18 lá vàng chạm hình voi có niên đại trên 1.500 năm được công nhận bảo vật quốc gia.

18 lá vàng - món bảo vật quốc gia trên 1.500 tuổi

Cuối năm 2021, bộ sưu tập 18 lá vàng chạm hình voi có niên đại trên 1.500 năm được công nhận bảo vật quốc gia.

Ban Liên lạc cựu tù Côn Đảo tặng hiện vật cho Bảo tàng Tiền Giang

Ban Liên lạc cựu tù Côn Đảo tại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Bảo tàng Tiền Giang và Trung tâm Bảo tồn di tích Quốc gia Côn Đảo tổ chức cuộc tọa đàm tại nhà bà Phạm Thị Rớt (vợ liệt sĩ Lê Văn Me), ngụ ấp Phước Thuận, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Nét độc đáo của một Bảo vật quốc gia

Vừa qua, tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi tại di tích khảo cổ Gò Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, có niên đại từ thế kỷ VI - VIII, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Tiền Giang.

Tiền Giang: Trang trọng tổ chức Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương

Chiều 8-4 (mùng 8-3 âm lịch), tại Bảo tàng Tiền Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tiền Giang trang trọng tổ chức Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.

Bộ sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi là bảo vật quốc gia

Ngày 25-12-2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 2198 công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 10 năm 2021) gồm 23 hiện vật, nhóm hiện vật, trong đó Tiền Giang có 1 bộ sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi gồm 18 hiện vật.

Di tích khảo cổ Gò Thành: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa cổ xưa

Tại Tiền Giang, có một di tích thuộc nền văn hóa Óc Eo đã được khai quật là di tích Gò Thành, thuộc địa phận ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo. Đến tham quan di tích Gò Thành, những vỉa gạch, những lối đi xưa bị chôn vùi dưới lớp bụi thời gian sẽ gợi cho chúng ta về các quy luật phát triển lịch sử xã hội trên vùng đất Nam bộ, trên đất nước Việt Nam và cả Đông Nam Á...

Cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện Quyết định 1854 ngày 7-6-2019 của UBND tỉnh Tiền Giang, ngày 1-7-2019, Ban Quản lý di tích và Bảo tàng Tiền Giang chính thức sáp nhập thành một đơn vị có tên Bảo tàng Tiền Giang. Sau khi sáp nhập, Bảo tàng Tiền Giang nhanh chóng ổn định bộ máy đi vào hoạt động.Bảo tàng Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp có chức năng sưu tầm, bảo quản, tu bổ, phục hồi, phổ biến khoa học, phát huy giá trị các di sản vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh; giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương Tổ quốc trong nhân dân. Đồng thời, bảo tàng còn thực hiện 8 nhiệm vụ về công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng và bảo tồn đối với các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh...

Bức tranh thêu của 2 nữ cựu tù Côn Đảo

'Ngày xưa, làm được cái khăn thêu này là cả quá trình…'. Nói rồi, bà lấy trong túi xách ra một ống tròn, từ từ mở ra, đó là bức tranh thêu tay. Bà Nguyễn Ngọc Ánh cuốn vào đôi đũa rồi cho vào túi mũ, cuốn tròn lại rất trân trọng, đó là cách bảo quản tranh gần 50 năm của bà. Và đó là Quà Tháng Tư bà tặng Bảo tàng Tiền Giang.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Giỗ Tổ Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân đất Việt, từ miền ngược đến miền xuôi, đã trở thành lễ hội văn hóa trọng đại của dân tộc. Dù ở phương trời nào, người Việt đều nhớ ngày Giỗ Tổ, hướng về vùng đất cội nguồn tỉnh Phú Thọ…CÙNG CHUNG NGUỒN CỘI

Đệ nhất tranh gỗ Lê Đức Ngọc

Đam mê, tự học, tự mày mò, nghiên cứu..., rồi trở thành nghệ nhân tên tuổi. Gần 50 năm gắn bó với nghề tranh gỗ, nghệ nhân Lê Đức Ngọc đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm tinh xảo có giá trị về mặt nghệ thuật, bao gồm tranh lọng, tranh ghép gỗ và tranh lá. Trong đó, tác phẩm tranh ghép gỗ về trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút (2 m x 3 m, gỗ màu tự nhiên) do ông sáng tác, trưng bày tại Bảo tàng Tiền Giang, được giới chuyên môn đánh giá cao về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, điêu luyện trong từng chi tiết.

Chuyên gia phục chế công trình điêu khắc cổ

Hơn 30 năm gắn bó với nghề điêu khắc gỗ, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết Huệ (ngụ phường 9, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã chế tác nhiều tác phẩm gỗ điêu khắc có giá trị về mặt nghệ thuật. Đặc biệt, bà được đánh giá là một trong những chuyên gia có một không hai ở tỉnh Tiền Giang về sao chép và phục chế những tác phẩm điêu khắc cổ, được giới mộ điệu đồ cổ phong cho biệt danh 'Bác sĩ chỉnh hình đồ gỗ'.

Cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật

Sinh ra và lớn lên từ vùng quê cách mạng xã Phú An, huyện Cai Lậy, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tuổi thơ với nhiều cơ cực, nhưng cậu học trò nghèo vẫn quyết tâm vượt qua thử thách, theo đuổi con chữ và không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành nghệ nhân - nhà điêu khắc tên tuổi. Đó là nghệ nhân - nhà điêu khắc Trần Văn Trầm 1 trong 4 nghệ nhân của tỉnh Tiền Giang vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu 'Nghệ nhân Ưu tú'.

Chơi gì ở Tiền Giang trong một ngày?

Tiền Giang không chỉ nổi tiếng bởi vựa trái cây lớn nhất miền Tây, mà còn là mảnh đất có nhiều phong cảnh hữu tình và những di tích lịch sử phong phú.

Châu Thành: Tiếp nối hào khí Nam kỳ khởi nghĩa, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp

Hiện tại, công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 -23-11-2020) tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng. Không khí sẵn sàng cho Lễ hội kỷ niệm càng trở nên khẩn trương, rộn ràng, nhộn nhịp...

Về Đèn Đỏ

Nhà thơ Lê Ái Siêm, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Tiền Giang, nguyên Giám đốc Bảo tàng Tiền Giang, đã có những câu thơ viết về Gò Công:

'Cầu nối' trong quảng bá, xúc tiến du lịch

Sau hơn 1 năm thành lập, hoạt động theo mô hình mới, Trung tâm Phát triển du lịch (gọi tắt là Trung tâm) nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đa dạng hóa các hoạt động, trở thành 'cầu nối' hiệu quả giữa tỉnh với các doanh nghiệp (DN) du lịch, góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Chùa Bà Kết: Một trong những ngôi chùa xưa nhất ở tỉnh ta

Chùa Bà Kết (hay còn gọi chùa Long Phan, tọa lạc ấp Bình Hưng, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo) là một ngôi chùa cổ kính, được xây dựng cách đây hơn 200 năm, nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều vết tích mà ít người biết đến. Năm 2000, chùa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Độc đáo kiến trúc nghệ thuật đình làng Nam bộ

Xưa nay đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với đời sống tinh thần của cộng đồng, gắn liền với tâm hồn của người Việt qua bao thế kỷ. Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa độc đáo của từng vùng, miền. Đình làng không những tạo ra không gian văn hóa truyền thống chứa đựng môi trường thẩm mỹ cao, mà còn là trung tâm tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của làng, xã và là nơi quy tụ, gắn kết mọi thành phần trong xã hội.

Ngôi nhà cổ Bảo tàng Tiền Giang là di tích cấp tỉnh

Ngôi nhà cổ Bảo tàng Tiền Giang (hiện tọa lạc tại số 2A, đường Trương Vĩnh Ký, phường 7, TP. Mỹ Tho) được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, có diện tích 610 m2 trên tổng diện tích đất 10.432 m2, do Đốc Phủ sứ Lê Văn Mầu xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy trải qua hơn 100 năm và có một số lần sửa chữa nhỏ, nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính ban đầu.

Kiến trúc có quy mô lớn nhất ở Tiền Giang

Theo 'Địa chí Tiền Giang', di tích Gò Tân Hiệp (tọa lạc tại ấp Cá, thị trấn Tân Hiệp, nay thuộc khu làm việc của Huyện ủy Châu Thành) diện tích phần gò 4.157 m2, nằm trong thửa đất 9.895 m2, đỉnh gò cao hơn so mặt đất khoảng 4,5 m. Đây là di tích kiến trúc có quy mô được xem là lớn nhất ở Tiền Giang.