Cống âu thuyền Giao Hòa An Hóa (huyện Châu Thành, Bến Tre) thuộc dự án quản lý nước Bến Tre – Jica 3 đang được triển khai thực hiện và dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng vừa ký quyết định số 1774/QĐ-UBND công bố kết thúc thiên tai do xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Bến Tre phấn đấu đến năm 2023 sẽ khép kín các công trình trữ ngọt để giảm thiệt hại do hạn mặn.
Đó là một trong những kiến nghị mà UBND tỉnh bến Tre đề xuất tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc về hạn hán, xâm nhập mặn vào chiều ngày 8/3.
Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhận định, nếu hạn mặn tiếp tục kéo dài và không có nước ngọt để cung cấp có thể dẫn đến một số doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt lớn phải ngừng sản xuất, các ngành khác như dịch vụ, du lịch cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề.
Số tiền trên 1.150 tỷ đồng này dự kiến để xây dựng, hoàn thiện một số công trình, dự án ngăn mặn, cung cấp nước ngọt trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Bến Tre đang khẩn trương đắp đập 'dã chiến' chặn giữa dòng Ba Lai để ngăn mặn, tạo hồ chứa hơn 1 tỉ m3 nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh kế của người dân.
Xâm nhập mặn ĐBSCL năm nay xảy ra sớm và nghiêm trọng hơn so với trung bình nhiều năm. Ngay từ giữa tháng 12-2019 đã xuất hiện xâm nhập mặn cao đột biến ở nhiều cửa sông (ranh mặn 4‰ ở sông Hàm Luông cao nhất đến 57km, cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 17km).
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức sớm hơn, sâu hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Tại một số thời điểm ranh mặn trên các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô 2015-2016.
Để ĐBSCL sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển của cả nước cần có một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bền vững theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ. Qua đó, tăng cường kết nối giao thông vận tải giữa TPHCM với các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Thực hiện Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP (gọi tắt là NQ120) ngày 17-11-2017 về việc phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở tăng trưởng GDP 7,8% (cao nhất trong 4 năm trở lại đây); kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên đạt 15,7 tỷ USD; diện mạo nông thôn được khởi sắc. Các ngành, lĩnh vực kinh tế trong vùng đã có những chuyển dịch tích cực.