Khu vực miền Tây Canada đang thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu năng lượng sang châu Á, trong bối cảnh chính phủ nước này tiếp tục bổ sung thêm nội dung vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, các công ty dầu khí của Canada dự kiến sẽ tăng chi tiêu trong năm 2023, song các nhà phân tích cho rằng mức tăng này sẽ khiêm tốn và không trở lại thời kỳ bùng nổ.
Ngày 10/11, tổ chức phân tích về khí hậu uy tín hàng đầu thế giới, Climate Action Tracker (CAT) cảnh báo các nước đang 'chạy đua' để khai thác khí đốt thay thế nguồn cung của Nga trong năm nay có nguy cơ làm tăng lượng khí thải trong nhiều năm, cũng như cản trợ các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ chuyến công du Canada, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 23/8 bày tỏ mong muốn Canada tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, dù thừa nhận việc thiếu cơ sở hạ tầng và các đề án kinh doanh chưa được kiểm chứng đang cản trở việc thúc đẩy nguồn cung này.
Xung quanh chuyến công du Canada của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, nhiều chuyên gia phân tích đang đặt câu hỏi tại sao Canada không đẩy mạnh khai thác khí đốt tự nhiên để xuất khẩu và tăng tốc độ phát triển nhiên liệu hydro. Canada đã từng bỏ lỡ cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên cho thế giới, khi nhu cầu về nhiên liệu bắt đầu tăng cao. Giới quan sát cho rằng nước này không nên lãng phí cơ hội thứ hai, trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và châu Âu đang chật vật tìm cách thu hẹp khoảng trống về nguồn cung nhiên liệu này.
Năm 2021, Nga cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng xung đột Nga - Ukraine dẫn tới các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã dẫn tới khoảng trống về nguồn cung khí đốt từ Nga, tạo ra cơ hội cho Canada.