Cơ bản hoàn thành thu hoạch cây trồng vụ chiêm xuân, tập trung sản xuất vụ mùa

Từ cuối tháng 5 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang tập trung chỉ đạo các địa phương thu hoạch cây trồng vụ chiêm xuân, tập trung sản xuất vụ mùa theo đúng khung thời vụ.

Hà Nội tìm cách 'phổ cập' giống lúa chất lượng cao

Vụ Xuân 2024, tỷ lệ giống lúa chất lượng đưa vào canh tác của Hà Nội đạt khoảng 70%. Điều này giúp ngành nông nghiệp duy trì sản lượng lúa cao trong bối cảnh diện tích đất canh tác có xu hướng giảm dần.

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng', nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Xây dựng nhãn hiệu gạo đặc trưng của Thủ đô

Những năm qua, Hà Nội chủ trương giảm dần diện tích đất canh tác lúa và tập trung phát triển giống mới năng suất, chất lượng cao. Định hướng mục tiêu đặt ra là xây dựng cho được một nhãn hiệu gạo đặc trưng của Thủ đô.

Tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Thời gian qua, thời tiết có sương mù về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao đang tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, đặc biệt là bệnh đạo ôn hại lúa. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tăng cường khuyến cáo nông dân về áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây lúa và phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn.

Thanh Hà nỗ lực hoàn thiện xây dựng nông thôn mới nâng cao

Là một trong 3 xã của huyện Thanh Liêm đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, thời điểm này, xã Thanh Hà đã đạt chuẩn 11/19 tiêu chí với 62/75 chỉ tiêu theo quy định xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể trong thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí còn lại, xã Thanh Hà tự tin đạt mục tiêu 'cán' đích NTM nâng cao năm 2024.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để sản xuất vụ đông xuân

Xác định vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của cả năm, thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tập trung chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho sản xuất, phấn đấu đạt kết quả cao về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế.

Triệu Phong phấn đấu sớm đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020- 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện Triệu Phong đạt 13,1%; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng định hướng; GRDP bình quân đầu người đạt 68,1 triệu đồng/ năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 6.177 tỉ đồng; duy trì vững chắc phổ cập giáo dục trẻ em mầm non 5 tuổi; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,2%; mức giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm là 1%; 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh; độ che phủ rừng đạt tỉ lệ 42%...

Triệu Phong chú trọng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ, trong thời gian qua, huyện Triệu Phong đã triển khai nhiều giải pháp và xây dựng kế hoạch định hướng dài lâu để cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng, chuyển đổi hình thức sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, làm tiền đề để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu...

Chuyển đổi cơ cấu giống lúa chất lượng cao

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất lúa, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nâng cao năng lực dự báo thị trường trong sản xuất nông nghiệp

Để xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường và hạn chế được rủi ro ở khâu tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, ngành nông nghiệp, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chú trọng nâng cao năng lực dự báo thị trường làm cơ sở định hướng cho người dân phát triển sản xuất. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh đã hạn chế được tình trạng ùn ứ nông sản, được mùa mất giá, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người sản xuất.

Khẩn trương sản xuất vụ hè thu

Theo kế hoạch, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 25.000 ha lúa. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất để gieo cấy vụ hè thu theo đúng khung thời vụ, đạt hiệu quả và năng suất cao.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông liên vùng

Những năm qua, hàng nghìn ki-lô-mét đường liên huyện, liên xã, ngõ xóm thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đã được bê-tông hóa, trải nhựa đi lại thuận tiện, tạo khởi sắc cho khu vực nông thôn các tỉnh nam đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông liên kết vùng vẫn còn hạn chế, đòi hỏi các tỉnh cần tập trung đầu tư nhằm bảo đảm kết nối giữa các địa phương, từ đó thúc đẩy kinh tế-xã hội của cả vùng.

Thương hiệu cho nông sản

ĐBP - Điện Biên có tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao: Cà phê, chè, gạo… Những năm qua, cùng với đầu tư nâng cao chất lượng nông sản, tỉnh quan tâm phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đây được coi là 'bệ phóng' để nông sản của tỉnh vươn xa, nhằm nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đa số các sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn về xây dựng thương hiệu, xây dựng chuỗi liên kết để có đầu ra bền vững.

Hiệu quả chính sách hỗ trợ giống, phân bón cho người dân

ĐBP - Triển khai Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, từ năm 2019 đến nay huyện Tủa Chùa đã thực hiện hỗ trợ 9,2 tấn các giống lúa, ngô, khoai sọ tím; 5.565 cây giống chanh leo, su su; 5.826 cây giống mắc ca; 2.960 con giống vịt bầu; 0,2 tấn cá giống và 90 tấn phân bón các loại.

Gạo Bắc Thơm số 7 mang hương vị đặc trưng của vùng đất lúa Cam Lộ

Cam Lộ là huyện có thế mạnh phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như cao su, hồ tiêu, lạc, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc… Địa phương cũng đang chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP từ cây dược liệu, phấn đấu trở thành trung tâm cây dược liệu của tỉnh. Bên cạnh đó, những xã thuộc vùng đồng bằng của huyện những năm gần đây cũng đã tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn thực phẩm và đóng góp vào việc đa dạng các sản phẩm OCOP của địa phương. Gạo Bắc Thơm số 7 của Hợp tác xã nông nghiệp Cam An, xã Thanh An là một sản phẩm như thế.

Đảm bảo các điều kiện để sản xuất vụ hè thu đạt kết quả cao nhất

Vụ sản xuất đông xuân 2020 - 2021 ở Triệu Phong diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn do hậu quả lũ lụt với 203 ha đất nông nghiệp, hàng chục cây số kênh mương bị đất đá vùi lấp, nhiều trạm bơm, cầu máng bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng. Trước tình hình đó, UBND huyện Triệu Phong chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các địa phương huy động nguồn lực khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai để tiến hành tổ chức sản xuất với quyết tâm không để diện tích đất bị bỏ hoang. Với quyết tâm đó, vụ sản xuất đông xuân toàn huyện gieo cấy lúa được 5.984,95 ha, đạt 100,6% kế hoạch, trong đó diện tích lúa chất lượng cao 4.807,36 ha, chiếm 80,3%. Năng suất lúa bình quân đạt 62 tạ/ha, cao hơn vụ đông xuân 2019 - 2020 là 2 tạ/ha.

Lúa vụ xuân Yên Thành được mùa, được giá

Những ngày qua, nông dân huyện lúa Yên Thành đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Theo bà con nông dân đây là vụ lúa mang lại lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng nhiễm mặn

Những địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn đã và đang lựa chọn cây trồng, mô hình phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa ở huyện Hoằng Hóa

Đến cánh đồng thôn Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) những ngày tháng 3. Thời điểm này, lúa vụ đông xuân 2020-2021 đang đẻ nhánh rộ, cả cánh đồng là một màu xanh mướt. Ông Lê Văn Bàn, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ, cho biết: Toàn bộ cánh đồng trồng lúa 50 ha của thôn Quỳ Chữ đều được HTX sử dụng liên kết với các công ty giống khu vực phía Bắc để sản xuất hạt giống lúa lai F1. Vì vậy, quá trình trồng, chăm sóc hay thu hoạch đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình. Nhờ đó, diện tích lúa luôn sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao, năng suất bình quân đạt từ 2,5 - 3 tấn/ha, lãi đạt từ 35 đến 40 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng lúa thông thường.

Phù Yên khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Trước đây, các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Phù Yên chủ yếu là phai tạm, hệ thống mương chưa được kiên cố hóa, thường xuyên bị rò rỉ, gây thất thoát nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất. Khắc phục tình trạng trên, huyện Phù Yên đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi; vận động nhân dân tham gia duy tu, bảo dưỡng, thường xuyên khơi thông dòng chảy, bảo đảm nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất.

Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Dưới tác động của BĐKH toàn cầu, đến năm 2030 nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 0,7 độ C so với nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1980-1999, lượng mưa trung bình hàng năm tăng 2%/năm so với trung bình giai đoạn 1980-1999 và lượng mưa phân bố ngày càng tập trung vào mùa mưa, ít hơn vào mùa khô. Những thay đổi này có thể tạo ra tác động trái chiều lên sản xuất nông nghiệp.

Sẵn sàng đón 'mùa vàng'

Sản xuất vụ xuân thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh năm 2021. Vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động các giải pháp, sẵn sàng đón một 'mùa vàng'.

Ứng phó thời tiết bất lợi vụ xuân

Thời tiết vụ xuân 2021 dự báo sẽ diễn biến bất thường, nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, gây khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo và triển khai sản xuất.

Quản lý sản xuất, kinh doanh, thử nghiệm giống vụ xuân

Không tuân thủ cơ cấu giống theo mùa vụ, tự ý trồng thử nghiệm giống mới khi chưa được sự cho phép của cơ quan chuyên môn, nhiều hộ nông dân đã bị thiệt hại, lúa sinh trưởng, phát triển kém, năng suất, sản lượng giảm sút... Điều này đặt ra vấn đề phải siết chặt hơn nữa công tác quản lý nguồn giống khi vụ xuân đã cận kề.

Đảm bảo đủ lúa giống, vấn đề cấp bách trong sản xuất vụ đông xuân

Trong tháng 10 vừa qua, địa bàn tỉnh Quảng Trị có lượng mưa rất lớn với cường suất cao trên diện rộng trong thời gian ngắn, phổ biến ở mức từ 1.600 mm- 2.600 mm. Mưa đặc biệt lớn đã xuất hiện hầu hết các vùng, nhất là khu vực miền núi làm lũ ở hầu hết các sông lên rất nhanh làm ngập lụt diện rộng tại các địa phương. Đặc biệt đã xuất hiện đỉnh lũ vượt lũ lịch sử trên tất cả các lưu vực sông (có 4 đợt lũ chồng lũ nối tiếp nhau), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và hạ tầng thủy lợi là rất lớn.

Tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp

Nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả sau các đợt mưa lũ vừa qua, cùng với việc thống kê mức độ thiệt hại, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tập trung hỗ trợ, hướng dẫn giúp người dân phục hồi sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.

Vụ lúa mùa bội thu

'Dĩ nông vi bản' - Lấy nghề nông làm gốc, sản xuất nông nghiệp luôn được tỉnh ta đặc biệt coi trọng. Đặc biệt, trong thời kỳ dịch Covid-19 hoành hành, nông nghiệp được coi là nền móng cho phát triển bền vững. Trong nhiều năm qua, năng suất lúa của tỉnh đều tăng, năm nay lại có thêm một vụ lúa mùa bội thu.

Xã Thiệu Phúc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa) triển khai thực hiện có hiệu quả.

Phát triển bền vững vùng lúa hàng hóa

Kết quả sản xuất vụ Xuân 2020, giống lúa Japonica của Nhật Bản tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội về nhiều mặt. Dù vậy, để phát triển bền vững những vùng lúa hàng hóa này vẫn còn nhiều việc phải làm.

Tập huấn phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường

Ngày 4/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức đoàn đi thăm quan và tập huấn mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại xã Khánh Trung (huyện Yên Khánh) cho 60 hội viên nông dân của các xã Khánh Cường (Yên Khánh), Ninh Giang, Ninh Hòa (Hoa Lư).

Giống lúa Nhật Bản cho hiệu quả sản xuất cao gấp 2 lần Bắc Thơm số 7

Được đánh giá là giống lúa chất lượng hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên, Bắc Thơm số 7 đang 'lép vế' trước một giống lúa mới đến từ Nhật Bản.

Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

Những năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh liên tiếp gánh chịu thiệt hại nặng nề từ những trận mưa lũ. Hạn hán, xâm nhập mặn thì thường xuyên xảy ra đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng thời tiết bất thuận nói trên được xác định là do biến đổi khí hậu (BĐKH).

Nho Quan gieo cấy vụ đông xuân nhanh, gọn, đúng lịch thời vụ

Vụ đông xuân 2019-2020, huyện Nho Quan có kế hoạch gieo trồng 12.000 ha cây trồng các loại, trong đó diện tích lúa là 7.400 ha lúa, tăng 50 ha so với vụ đông xuân năm trước. Nhờ tập trung chuẩn bị sớm các điều kiện về giống, phân bón và thực hiện tốt việc chỉ đạo, điều hành sản xuất, nên tiến độ gieo cấy vụ đông xuân này ở Nho Quan đảm bảo nhanh, gọn, đúng lịch thời vụ.

Kim Sơn: Dồn sức xuống đồng gieo cấy lúa đông xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay từ những ngày đầu năm mới, bà con nông dân trên địa bàn huyện Kim Sơn đã xuống đồng gieo cấy lúa đông xuân. Trên các cánh đồng, ở đâu cũng gặp cảnh nông dân tất bật ra đồng sản xuất lúa đông xuân với không khí lao động rộn ràng, phấn khởi, mong muốn có một năm thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu.

Kinh nghiệm trong phối hợp, chỉ đạo thực hiện các mô hình thí điểm về an toàn thực phẩm ở xã Đông Văn

Trên địa bàn xã Đông Văn (Đông Sơn) có 125 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó ngành y tế quản lý 19 cơ sở (5 cơ sở sản xuất, 8 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 6 cơ sở dịch vụ ăn uống); ngành công thương quản lý 40 cơ sở (10 cơ sở sản xuất và 30 cơ sở kinh doanh thực phẩm); ngành nông nghiệp quản lý 66 cơ sở (35 cơ sở sản xuất và 31 cơ sở kinh doanh thực phẩm).

Lúa 'ông tướng'

Xã Hoằng Lộc (huyện Hoằng Hóa) nổi tiếng là vùng đất học, 'cái nôi' sinh ra, nuôi dưỡng và cống hiến cho quê hương đất nước nhiều người tài đức. Tự hào hơn nữa, những người con ấy, dù khát vọng công danh sự nghiệp có đưa họ đi tới nhiều vùng đất mới nhưng tấm lòng họ vẫn luôn đau đáu về quê cha đất tổ. Họ luôn giữ trong tâm ý nguyện góp sức mình làm giàu đẹp cho quê hương. Ví như câu chuyện về thiếu tướng Nguyễn Đức Long – người nhiệt tình, tâm huyết đưa giống lúa mới về với bà con nông dân của xã Hoằng Lộc thử nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế.